Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay, nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật đã cho hiệu quả tích cực, chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh thông qua thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng bài thuốc Đông y và các liệu pháp hỗ trợ tại chỗ. Vì vậy, phẫu thuật không phải lúc nào cũng là lựa chọn bắt buộc trong điều trị bệnh trĩ.

Theo nghiên cứu của als, việc sử dụng các thảo dược như diếp cá, đương quy, nghệ vàng đã giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng trĩ độ nhẹ sau 4 tuần sử dụng. Các phương pháp điều trị này nhằm mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng như đau rát, chảy máu, sưng búi trĩ, đồng thời giúp co nhỏ hoặc ngăn chặn sự phát triển của trĩ mà không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.(1)

Trong bài viết này, COTRIPro sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các giai đoạn áp dụng và các cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu ngay! 

Tìm hiểu cách chữa trị tại nhà
Các phương pháp chữa trị trĩ hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Giai đoạn bệnh trĩ nào có thể điều trị không cần phẫu thuật?

Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị, cần phân biệt các cấp độ bệnh trĩ. Trĩ ngoại không chia độ nhưng gồm hai loại: Trĩ ngoại nhẹ và trĩ ngoại nặng. Trĩ ngoại nhẹ là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự co lại, ít đau và có thể điều trị mà không cần phẫu thuật. Ngược lại, trĩ ngoại nặng là khi búi trĩ sa ra ngoài mà không thể tự co lại, thường kèm theo đau và viêm, cần phải phẫu thuật cắt bỏ để tránh biến chứng.

Với trĩ nội, bệnh được chia thành 4 cấp độ: Độ 1, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, chưa có triệu chứng rõ rệt, không có chảy máu hay sa búi; Độ 2, búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện nhưng tự co lại, gây vướng víu, đau, ngứa và có thể chảy máu; Độ 3, búi trĩ ban đầu sa ra ngoài nhỏ và có thể đẩy vào được, nhưng cuối độ 3, búi trĩ không thể đẩy vào được nữa, kèm theo sưng đau và nguy cơ xuất huyết; Độ 4, búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn và không thể đẩy vào, kèm theo nhiều biến chứng nghiêm trọng.

4 giai đoạn bệnh trĩ nội
Các giai đoạn của bệnh trĩ nội mà bạn cần nên biết.

5 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu tại nhà hiệu quả, an toàn

Ngoài phẫu thuật, có nhiều phương pháp chữa trĩ tại nhà an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, điều trị bằng thảo dược được đánh giá cao nhờ tính an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với điều trị lâu dài. Dưới đây là 5 phương pháp điều trị không cần phẫu thuật được áp dụng phổ biến:

  • Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc: Thuốc giúp giảm đau, sưng và ngứa, hỗ trợ làm lành búi trĩ nhanh chóng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước và tập luyện giúp phòng ngừa táo bón, giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Sử dụng phương pháp dân gian: Các bài thuốc từ thảo dược như lá diếp cá hoặc lá trầu không có tác dụng giảm viêm, làm dịu búi trĩ an toàn.
  • Sử dụng thủ thuật y tế không phẫu thuật: Các kỹ thuật như quang đông hồng ngoại hay tiêm xơ giúp làm teo búi trĩ mà không cần phẫu thuật.
  • Sử dụng các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà: Ngâm nước ấm, vệ sinh sạch sẽ và nghỉ ngơi hợp lý giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ hồi phục búi trĩ hiệu quả.

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc 

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tại nhà là phương pháp đơn giản, tiện lợi và hiệu quả, đặc biệt phù hợp với các trường hợp mới khởi phát. Việc can thiệp sớm giúp giảm nhanh triệu chứng như đau rát, chảy máu và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Trong số các sản phẩm hỗ trợ hiện nay, COTRIPro của Dược phẩm Thái Minh được nhiều người tin dùng nhờ thành phần thảo dược an toàn, phù hợp điều trị lâu dài mà không gây tác dụng phụ.

Sản phẩm gồm hai dạng: gel bôi và viên uống, mang lại hiệu quả điều trị kép. Gel COTRIPro tác động trực tiếp vùng hậu môn, giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau rát, chảy máu và co búi trĩ. COTRIPro uống hỗ trợ cải thiện tuần hoàn, tăng sức bền thành mạch và ngăn ngừa táo bón – nguyên nhân chính gây trĩ. Với các thành phần tự nhiên như diếp cá, cúc tần, ngải cứu, đương quy và Slippery Elm nhập khẩu từ Mỹ, sản phẩm hỗ trợ toàn diện trong việc giảm triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Bộ đội COTRIPro ngừa trĩ tốt
Cây đương quy là loại thảo dược quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh trĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là phương pháp điều trị không phẫu thuật giúp kiểm soát và cải thiện bệnh trĩ. Khi xây dựng được lối sống lành mạnh, người bệnh không chỉ giảm được các triệu chứng khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể, phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì vì hiệu quả đến từ quá trình điều chỉnh liên tục và dài hạn. Dưới đây là các nguyên tắc cần áp dụng:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón – nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Bổ sung 1.5 – 2 lít nước/ngày giúp cải thiện nhu động ruột, làm phân mềm và dễ đi tiêu hơn.
  • Hạn chế đồ cay nóng, dầu mỡ: Thức ăn kích thích, nhiều dầu mỡ có thể làm tăng áp lực lên hậu môn và gây viêm nhiễm vùng trực tràng.

Uống nhiều nước làm phân mềm

Thay đổi chế độ ăn uống giúp triệt tiêu trĩ từ gốc hiệu quả.

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế ngồi lâu – đứng lâu: Nên đứng dậy vận động sau mỗi 30–45 phút làm việc để giảm áp lực vùng hậu môn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày: Các bài tập như đi bộ, yoga hoặc bơi lội giúp tăng cường lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa hiệu quả.
  • Duy trì thói quen đi vệ sinh đúng giờ: Tạo phản xạ tự nhiên cho cơ thể, tránh tình trạng nhịn đi tiêu gây ứ trệ và hình thành búi trĩ.

Trĩ được chữa nhờ vận động 

Thay đổi chế độ sinh hoạt giúp ngừa trĩ mà không cần phẫu thuật.

Sử dụng phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian là lựa chọn an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Nhờ sử dụng nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm và ít gây tác dụng phụ, những phương pháp này giúp làm dịu niêm mạc, giảm đau rát, viêm sưng và hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả nếu kiên trì áp dụng. Dưới đây là một số cách phổ biến:

  • Dầu dừa: là nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ giảm triệu chứng trĩ nhẹ một cách an toàn. Bạn chỉ cần làm sạch vùng hậu môn, sau đó bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên búi trĩ từ 2–3 lần mỗi ngày. Nên duy trì thực hiện liên tục trong ít nhất 2 tuần để cảm nhận rõ hiệu quả giảm đau rát và chống viêm. Dầu dừa còn có khả năng sát khuẩn nhẹ, giúp làm dịu vùng da tổn thương. Tuy nhiên, cần chọn loại dầu dừa nguyên chất và không sử dụng nếu vùng hậu môn có vết thương hở sâu để tránh kích ứng.
  • Nha đam (lô hội): là nguyên liệu tự nhiên giúp làm dịu và hỗ trợ cải thiện tình trạng trĩ nhẹ. Bạn có thể gọt bỏ vỏ lá nha đam, lấy phần gel bên trong, xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng trĩ mỗi ngày 1–2 lần, liên tục trong 7–10 ngày. Gel nha đam có tác dụng làm mát, giảm viêm và hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả. Trước khi sử dụng, nên thử một lượng nhỏ lên vùng da nhạy cảm để kiểm tra phản ứng dị ứng, tránh gây kích ứng không mong muốn.
  • Lá diếp cá: là thảo dược quen thuộc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ giảm sưng búi trĩ hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch rồi giã nát hoặc đun lấy nước để xông hơi vùng hậu môn, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 10–14 ngày để đạt hiệu quả rõ rệt. Nên chọn lá tươi, sạch, không lẫn tạp chất để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Quả sung: có tác dụng hỗ trợ làm mềm búi trĩ và giảm táo bón nhờ chứa nhiều chất xơ và hoạt chất chống viêm. Bạn có thể dùng khoảng 10–15 quả sung tươi, đun với nước rồi dùng nước ấm để xông hậu môn. Thực hiện 3–4 lần mỗi tuần, liên tục trong 2 tuần để thấy hiệu quả. Lưu ý không dùng nước quá nóng để tránh gây bỏng hoặc kích ứng vùng da nhạy cảm.
  • Nghệ tươi: Nghệ, dưới dạng tươi hoặc bột, là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng viêm, làm liền mô tổn thương và giảm sưng đau hiệu quả. Bạn có thể trộn nghệ với dầu dừa tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó bôi trực tiếp lên vùng trĩ 1–2 lần mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong 1–2 tuần để đạt hiệu quả rõ rệt. Khi sử dụng, nên cẩn thận vì nghệ dễ gây ố vàng quần áo, nên bôi vào thời điểm thuận tiện và tránh tiếp xúc với vải vóc sáng màu.

Thảo dược tự nhiên chữa trĩ

Các thảo dược thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà.

Sử dụng thủ thuật y tế không phẫu thuật

Bên cạnh các phương pháp dân gian và dùng thuốc, những thủ thuật y tế không cần phẫu thuật đang ngày càng được ưa chuộng trong điều trị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ nhờ tính hiệu quả, ít đau và thời gian phục hồi nhanh. Các thủ thuật này tác động trực tiếp lên búi trĩ mà không cần can thiệp bằng dao kéo, thích hợp với người bệnh ngại phẫu thuật hoặc có nguy cơ biến chứng cao.

Các phương pháp thủ thuật y tế không phẫu thuật gồm:

  • Quang đông hồng ngoại (Infrared Coagulation - IRC): Sử dụng tia hồng ngoại tác động trực tiếp vào các mạch máu trong búi trĩ, làm chúng co lại và đông cứng. Kết quả là búi trĩ teo nhỏ dần và rụng tự nhiên sau vài ngày.
  • Điều trị trĩ bằng laser: Ánh sáng laser giúp đốt và làm co búi trĩ mà không gây chảy máu. Phương pháp này nhanh chóng, ít đau và ít để lại sẹo, thường thực hiện trong vài phút.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch búi trĩ, kết hợp với áp lực nén để giảm lưu thông máu, khiến búi trĩ teo và rụng tự nhiên.

Thủ thuật y tế chữa trĩ mà không phẫu thuật

Các thủ thuật y tế giúp chữa trĩ hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Tự điều trị bệnh trĩ tại nhà là giải pháp đơn giản, tiết kiệm và có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy và sưng tấy vùng hậu môn. Những biện pháp này chủ yếu tập trung vào việc giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu và làm dịu vùng tổn thương. Các phương pháp tự điều trị tại nhà hiệu quả gồm:

  • Tắm bồn nước ấm: Ngâm cơ thể trong bồn nước ấm khoảng 15–20 phút mỗi ngày giúp thư giãn cơ hậu môn, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
  • Ngâm hậu môn trong nước muối ưu trương – ấm: Hòa 1 thìa cà phê muối vào 1 lít nước ấm, ngồi ngâm vùng hậu môn 10–15 phút. Phương pháp này giúp sát khuẩn, giảm viêm và hạn chế nhiễm trùng.
  • Chườm nước đá muối: Dùng khăn sạch bọc viên đá có rắc chút muối, chườm lên vùng trĩ trong 5–10 phút để giảm đau và làm co mạch.
  • Chườm lạnh: Áp túi gel lạnh hoặc khăn lạnh lên hậu môn trong vài phút sẽ giúp giảm sưng và làm dịu cảm giác nóng rát.

Chườm hậu môn với đá lạnh giảm viêm

Một số biện pháp giúp chữa trĩ tại nhà khác mà bạn có thể tham khảo.

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp không phẫu thuật

Khi lựa chọn điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số nguyên tắc quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình cải thiện bệnh. Trước hết, việc hiểu rõ cấp độ trĩ (độ 1, 2, 3 hay 4) là yếu tố then chốt giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Mỗi mức độ sẽ tương ứng với các cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn trĩ độ 1, 2 thường có thể điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống hoặc các thủ thuật nhẹ nhàng, trong khi trĩ độ 3, 4 có thể cần can thiệp chuyên sâu hơn.

Ngoài ra, không nên tự ý áp dụng các phương pháp dân gian hay mua thuốc điều trị khi chưa có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng. Việc dùng sai cách, sai liều hoặc không đúng nguyên nhân có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, kéo dài thời gian điều trị hoặc gây biến chứng. Người bệnh nên kết hợp điều trị theo chỉ định với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống nhiều chất xơ và vệ sinh hậu môn đúng cách để tối ưu hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ tái phát

Mặc dù bệnh trĩ có thể được điều trị hiệu quả, nhưng nếu người bệnh không duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, nguy cơ tái phát là rất cao. Do đó, việc phòng ngừa cần được duy trì như một thói quen lâu dài nhằm bảo vệ sức khỏe hậu môn – trực tràng một cách bền vững.

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước và hạn chế đồ cay nóng, rượu bia để tránh táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây trĩ.
  • Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách: Giữ vùng hậu môn luôn sạch, khô ráo để ngăn ngừa viêm nhiễm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
  • Kiểm soát thói quen đi vệ sinh: Không rặn mạnh, không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh; nên tạo thói quen đi tiêu vào giờ cố định.
  • Điều trị kịp thời khi có dấu hiệu bệnh: Không chủ quan với các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sưng búi trĩ.
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Tinh thần ổn định giúp điều hòa hệ tiêu hóa, giảm áp lực vùng hậu môn.
  • Đi khám định kỳ: Theo dõi tình trạng hậu môn – trực tràng định kỳ giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời nếu bệnh tái phát.

Phòng ngừa trĩ trở nặng

Cách phòng ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả mà bạn cần biết.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Người đọc đã có thể hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng phương pháp, cũng như các lưu ý cần thiết khi áp dụng. Sản phẩm COTRIPro với bộ đôi gel bôi và viên uống là giải pháp hỗ trợ hiệu quả, an toàn cho người bệnh trĩ, bạn có thể liên hệ tổng đài để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi thường gặp khi điều trị trĩ không cần phẫu thuật

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc có hiệu quả không?

Có. Chữa bệnh trĩ bằng thuốc có thể mang lại hiệu quả, đặc biệt với trĩ nội độ 1 hoặc 2. Thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, làm co búi trĩ và hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Bệnh trĩ có thể tái phát sau khi điều trị không?

Có. Bệnh trĩ hoàn toàn có thể tái phát sau khi điều trị, đặc biệt nếu người bệnh không duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh hợp lý. Các yếu tố như táo bón kéo dài, ngồi lâu, rặn mạnh khi đi vệ sinh, ít vận động hoặc căng thẳng thường xuyên đều làm tăng nguy cơ tái phát.

Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không cần phẫu thuật không?

Có. Bệnh trĩ, đặc biệt ở giai đoạn nhẹ (độ 1 hoặc 2), hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không cần phẫu thuật nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Các phương pháp như dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt, áp dụng mẹo dân gian, hoặc can thiệp bằng thủ thuật y tế (như quang đông hồng ngoại, tiêm xơ) đều mang lại hiệu quả rõ rệt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ khi bị trĩ ?

Bạn nên đi khám bác sĩ khi bị trĩ trong các trường hợp sau:

  • Có triệu chứng kéo dài hoặc nặng dần: Như chảy máu hậu môn, đau rát, sưng hoặc sa búi trĩ kéo dài hơn vài ngày mà không thuyên giảm.
  • Đi ngoài ra máu tươi nhiều lần: Đây có thể là dấu hiệu của trĩ nặng hoặc bệnh lý hậu môn khác, cần được chẩn đoán chính xác.
  • Không đáp ứng với điều trị tại nhà: Đã áp dụng thuốc hoặc mẹo dân gian nhưng triệu chứng không cải thiện.
  • Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lại được: Dấu hiệu trĩ nội độ 3 trở lên, cần can thiệp y tế.
  • Đau dữ dội vùng hậu môn: Có thể liên quan đến biến chứng như trĩ tắc mạch hoặc áp xe hậu môn.

Sử dụng COTRIPro để điều trị bệnh trĩ tốt không?

Có. COTRIPro là giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho trĩ độ 1–2 nhờ thành phần thảo dược như diếp cá, nghệ, rutin. Bộ đôi gel bôi và viên uống giúp giảm đau rát, co búi trĩ và cải thiện tuần hoàn. Sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia 2024, nhưng không thay thế thuốc và cần kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tài liệu tham khảo:

(*1) - "https://www.als-journal.com/1014-23/"

Cập nhật lúc: 19/06/2025
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các biện pháp giúp giảm sưng, thu nhỏ búi trĩ và

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà là những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng và

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà là phương pháp chăm sóc và xử lý các

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến,

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến khiến người bệnh cảm thấy ngứa râm ran, khó

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình trạng xảy ra khi áp lực trong các tĩnh mạch

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc trưng bởi sự gia tăng áp

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng, gây ra các triệu chứng

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn

Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng, nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng, nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ nội, búi trĩ bắt đầu sa ra

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển

Trĩ nội độ 3: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trĩ nội độ 3: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 3 là cấp độ nặng trong bệnh trĩ nội, đó là khi các búi trĩ đã

Bệnh trĩ nội độ 3 là cấp độ nặng trong

Trĩ ngoại: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ ngoại: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ ngoại xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược vùng hậu môn trực tràng bị

Trĩ ngoại xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch

Trĩ hỗn hợp: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ hỗn hợp: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng cùng lúc xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại, các búi trĩ

Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng cùng lúc xuất

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...