6 cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ an toàn tại nhà

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông là phương pháp y học dân gian được nhiều người áp dụng từ lâu nhờ đặc tính co mạch, chống viêm và kháng khuẩn của lá vông. Theo Đông y, lá vông có vị đắng, tính bình, giúp giảm sưng tấy, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết loét do trĩ gây ra. Hiện nay, khoa học cũng ghi nhận các hoạt chất trong cây vông như alkaloid, flavonoid có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

Theo Nghiên cứu cây vông nem ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 1991, chiết xuất flavonoid từ cây vông giúp giảm viêm lên đến 45% và cải thiện lưu thông máu vùng hậu môn. Nhờ đó, việc sử dụng lá vông đúng cách có thể hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển nặng hơn. (*1)
 

Vậy làm thế nào để sử dụng cây vông chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả? Bài viết này của COTRIPro sẽ hướng dẫn bạn 3 cách dùng lá vông đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ rệt. Cùng tìm hiểu ngay.

Cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ
3 cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà.

Cây vông có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Cây vông (Erythrina variegata L.), còn được biết đến với tên gọi khác như Hải Đông Bì hoặc Thích Đồng Bì, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu rừng ngập mặn Cần Giờ, Cà Mau,... hoặc dùng làm cây bóng mát hoặc trồng ven bờ biển. Cây vông nem có chiều cao dao động từ 10 đến 20 mét, đặc trưng bởi thân có gai nhỏ. Lá cây gồm ba lá chét, mỗi lá có kích thước khoảng 10 - 15cm. Hoa vông nem nổi bật với sắc đỏ rực rỡ, trong khi quả có dạng dẹt, dài khoảng 15 - 30cm.

Trong đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và sát trùng. Trong tây y, lá vông chứa 4 hoạt chất chính như alkaloid, flavonoid, saponin và tanin, giúp kháng viêm, tăng hệ tuần hoàn máu và giảm sưng.

Theo nghiên cứu, Kumar A, Lingadurai S, Jain A, Barman NR. Erythrina variegata Linn: A review on morphology, phytochemistry, and pharmacological aspects. Pharmacogn Rev. 2010 (*2) lá vông nem chứa 4 hoạt chất sinh học quan trọng, bao gồm:

  • Alkaloid (Erysotrin, Erysodin, Erysovin, Erythralin, Erysonin, Erythrinin): Giúp an thần, hạ huyết áp, giảm cơn đau do trĩ.
  • Saponin (Mygarin): Có tác dụng giảm viêm, tăng tuần hoàn và giúm giảm đau.
  • Flavonoid và Tanin: Kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ.
  • Isoflavonoid (Erythrinin A, B, C, osajin, alpinum isoflavone): Giúp bổ trợ tuần hoàn, giảm đau rát và bảo vệ tính đàn hồi của tĩnh mạch hậu môn.

Nhờ các nhóm hoạt chất trên và các nghiên cứu trong y học cổ truyền và hiện đại, lá vông nem đặc biệt phù hợp cho những trường hợp bệnh trĩ cấp độ nhẹ và trung bình nhờ 5 công dụng:

  • Giảm viêm, giảm sưng: Lá vông chứa flavonoid và alkaloid, hai hợp chất có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Flavonoid giúp ức chế sự hình thành của các enzyme gây viêm, từ đó giảm sưng tại vùng búi trĩ. Alkaloid có khả năng làm giãn mạch, cải thiện tuần hoàn máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và hạn chế tình trạng sưng tấy.
  • Hỗ trợ làm co búi trĩ: Saponin, một hợp chất chứa nhiều trong lá vông, có khả năng kích thích tái tạo mô và làm co búi trĩ tự nhiên. Saponin giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mạch, làm giảm kích thước búi trĩ theo thời gian khi sử dụng thường xuyên.
  • Giảm đau, giảm ngứa: Erythrina alkaloid, một nhóm hợp chất đặc trưng trong lá vông, có tác dụng gây tê nhẹ, giúp làm dịu cảm giác đau rát và ngứa ngáy tại vùng hậu môn.
  • Kháng khuẩn, ngăn nhiễm trùng: Flavonoid và tanin là hai thành phần có khả năng kháng khuẩn tự nhiên, giúp bảo vệ vùng hậu môn khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Flavonoid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và virus, trong khi tanin giúp làm se niêm mạc, hạn chế nguy cơ viêm loét và nhiễm trùng.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Isoflavonoid giúp củng cố độ bền của tĩnh mạch, làm giảm tình trạng ứ trệ máu tại búi trĩ. Isoflavonoid còn có tác dụng làm giãn mạch máu nhẹ, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ tiến triển nặng hơn.

Mặc dù có đến 5 tác dụng tích cực, lá vông nem chủ yếu phù hợp cho bệnh nhân trĩ giai đoạn đầu và nên kết hợp các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tối ưu.

công dụng của cây vông nem trong điều trị bệnh trĩ
Cây vông nem có khả năng giảm đau, sưng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

6 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông hiệu quả tại nhà

Lá vông nem từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhờ đặc tính thanh nhiệt, tiêu viêm và sát trùng. Không chỉ giúp giảm sưng đau, lá vông còn hỗ trợ làm teo búi trĩ và cải thiện tuần hoàn máu. Cùng tìm hiểu 6 cách dùng lá vông trong điều trị bệnh trĩ phổ biến và dễ thực hiện ngay sau đây:

  • Đắp trực tiếp lá vông lên búi trĩ: Phương pháp đơn giản giúp làm dịu cơn đau, giảm viêm tức thì.
  • Đắp lá vông kết hợp với giấm: Giúp tăng hiệu quả sát khuẩn, hỗ trợ làm co búi trĩ nhanh hơn.
  • Đắp lá vông kết hợp với lá thầu dầu: Sự kết hợp này giúp giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
  • Nấu nước lá vông ngâm: Giúp giảm đau rát, hỗ trợ búi trĩ co lại tự nhiên.
  • Sắc nước uống từ lá vông: Thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong.
  • Chế biến các món ăn từ lá vông: Cách bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện tuần hoàn và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

Dưới đây là chi tiết hướng dẫn 6 bài thuốc dùng lá vông nem để hỗ trợ chữa bệnh trĩ:

Đắp trực tiếp lá vông lên búi trĩ

Đắp lá vông trực tiếp lên búi trĩ là một cách chữa bệnh trĩ dân gian được nhiều người áp dụng nhờ hiệu quả giảm đau và sưng nhanh chóng. Sức nóng từ lá vông giúp làm dịu cảm giác đau rát, đồng thời các hoạt chất như saponin có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ giảm co thắt cơ vòng hậu môn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp kích thích lưu thông máu ở vùng hậu môn, từ đó hạn chế sự phát triển của búi trĩ. Nếu kiên trì thực hiện, búi trĩ có thể teo dần, đặc biệt là với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc búi trĩ nhỏ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá vông: 7-10 lá tươi, không bị sâu bệnh.
  • Nước muối pha loãng: Để rửa sạch lá vông trước khi sử dụng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm lá vông trong nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó để ráo nước.
  • Bước 2: Đưa lá vông lên ngọn lửa nhỏ, hơ nóng cho đến khi lá đủ ấm nhưng không bị cháy.
  • Bước 3: Dùng nước ấm pha muối để rửa sạch vùng hậu môn, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 4: Đặt lá vông đã hơ nóng lên búi trĩ, giữ trong khoảng 10-15 phút để hoạt chất thẩm thấu, giúp giảm sưng và hỗ trợ làm teo búi trĩ.

Tần suất thực hiện: Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện 1-2 lần/ngày trong khoảng 2-3 tuần.

Đánh giá hiệu quả: Phương pháp này có tác động trực tiếp lên búi trĩ, giúp giảm đau và giảm sưng nhanh chóng. Với cách làm đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đây là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.

Lưu ý khi sử dụng: Khi áp dụng, nếu cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu, có thể bạn bị dị ứng với hoạt chất trong lá vông, khi đó nên dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ. Đối với những trường hợp bệnh trĩ nặng, cần kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt hơn.

Đắp trực tiếp lá vông lên hậu môn

Hoạt chất saponin có trong lá vông sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Đắp hỗn hợp lá vông với giấm

Hỗn hợp lá vông và giấm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau, giảm sưng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Giấm có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm ở khu vực hậu môn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh trĩ. Kết hợp với lá vông, hỗn hợp này giúp làm dịu cơn đau, giảm sự co thắt hậu môn và hỗ trợ làm teo búi trĩ nhờ hoạt chất saponin có trong lá vông. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện lưu thông máu đến khu vực hậu môn, hạn chế sự phát triển của búi trĩ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá vông: 10 lá tươi, không bị sâu bệnh.
  • Giấm: 45 ml (có thể sử dụng giấm thanh hoặc giấm gạo).
  • Muối hạt to: Một ít để rửa lá vông.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá vông bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, sau đó để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát lá vông cùng với một ít muối và giấm để tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối rồi lau khô bằng khăn sạch.
  • Bước 4: thoa đều hỗn hợp lá vông – giấm lên búi trĩ và cố định bằng băng gạc hoặc vải sạch để giữ nguyên vị trí. Giữ nguyên trong khoảng 20-30 phút.

Tần suất thực hiện: Làm đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đánh giá hiệu quả: Phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ. Với cách làm đơn giản, dễ thực hiện, đây là lựa chọn phù hợp cho những người muốn điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh trĩ đã tiến triển nặng, phương pháp này có thể không đạt hiệu quả tối ưu và cần kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Lưu ý khi thực hiện: Trong thời gian đắp nên hạn chế đi lại để tránh hỗn hợp bị xô lệch. Sau khi hết thời gian đắp, hãy vệ sinh lại sạch sẽ bằng nước sạch và lau khô.

Kết hợp lá vông nem và giấm

Hỗn hợp lá vông và giấm giúp làm dịu cơn đau, giảm sự co thắt hậu môn.

Đắp lá vông kết hợp với lá thầu dầu

Kết hợp lá vông và lá thầu dầu tía giúp giảm đau, giảm sưng và kháng viêm cho vùng hậu môn bị trĩ. Lá vông chứa hoạt chất saponin, giúp kích thích lưu thông máu, giảm co thắt cơ vòng hậu môn và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Trong khi đó, lá thầu dầu tía có chứa axit tactric và axit xitric, giúp kháng khuẩn, giảm ngứa và tiêu thũng hiệu quả, ngăn ngừa viêm nhiễm cho người mắc bệnh trĩ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá vông: 10 lá tươi, không bị sâu bệnh.
  • Lá thầu dầu tía: 10 lá tươi, không bị sâu bệnh.
  • Muối tinh: Một ít để vệ sinh lá.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá vông và lá thầu dầu tía bằng nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ vi khuẩn. Sau khi vớt ra, để ráo nước.
  • Bước 2: Giã nát hai loại lá cùng với một ít muối tinh. Sau khi giã, dùng một miếng vải mềm sạch gói hỗn hợp lại, buộc kín miệng. Hơ nóng hỗn hợp trên lửa đến khi ấm nóng.
  • Bước 3: Trước khi đắp hỗn hợp, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm pha muối và lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 4: đặt túi lá đã hơ nóng lên búi trĩ, giữ trong khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Tần suất thực hiện: Nên thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Duy trì thực hiện từ vài tuần đến vài tháng, tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh.

Lưu ý khi thực hiện: Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, an toàn và không gây ratác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, cách làm khá cầu kỳ và cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt kết quả rõ rệt.

Đắp hỗn hợp giã nhuyễn từ lá vông và thầu đâu

Đắp hỗn hợp lá vông và lá thầu dầu giúp giảm sưng và chống viêm nhiễm.

Ngâm hậu môn trong nước lá vông nem

Lá vông chứa hoạt chất saponin giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Ngoài ra, lá vông còn có tác dụng sát trùng, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm hậu môn. Khi ngâm hậu môn trong nước lá vông, các hoạt chất này sẽ thấm vào vùng bị ảnh hưởng, làm giảm sưng đau và cải thiện tình trạng bệnh trĩ một cách tự nhiên.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá vông tươi: 1 nắm (khoảng 10-15 lá).
  • Nước sạch: 2 lít.
  • Muối tinh: Một ít để vệ sinh lá vông.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá vông bằng nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Vớt lá ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Vò nhẹ lá vông cho nát rồi cho vào nồi, đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10-15 phút. Để nước nguội bớt đến mức ấm vừa phải trước khi sử dụng.
  • Bước 3: Trước khi ngâm, rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối và lau khô bằng khăn mềm.
  • Bước 4: Ngồi vào chậu nước lá vông ấm, ngâm khoảng 10-15 phút. Sau khi ngâm, rửa lại vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.

Tần suất thực hiện: Nên thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Duy trì thực hiện từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của từng người.

Đánh giá hiệu quả: Phương pháp này dễ thực hiện, an toàn và không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, hiệu quả chậm và không phù hợp với bệnh trĩ nặng, cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.

Lưu ý: Chỉ ngâm khi nước còn ấm, không để nước lá vông qua đêm hoặc hâm lại nhiều lần.

ngâm hậu môn bằng nước lá vông nem

Ngâm nước lá vông làm dịu mát và giảm cảm giác đau rát do trĩ gây ra.

Sắc nước uống từ lá vông

Sắc nước uống từ lá vông giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ bên trong bằng cách cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón và làm mềm phân. Hoạt chất saponin trong lá vông giúp tăng lưu thông máu, hỗ trợ co giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ. Ngoài ra, lá vông còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá vông tươi: 1 nắm (khoảng 15-20 lá).
  • Nước sạch: 500ml (khoảng 3 chén nước).
  • Muối tinh: Một ít để vệ sinh lá vông.

Cách thực hiện

  • Bước 1: Rửa sạch lá vông với nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. Vớt lá ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho lá vông vào nồi cùng 500ml nước, đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút cho đến khi nước sắc còn khoảng 150ml (1 chén).
  • Bước 3: Lọc lấy nước sắc, bỏ bã. Uống nước sắc khi còn ấm, có thể thêm một chút đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.

Tần suất thực hiện: Uống đều đặn mỗi ngày 1 - 2 lần sau khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên kiên trì sử dụng từ vài tuần đến vài tháng tuỳ thuộc vào độ hiệu quả của từng người.

Đánh giá hiệu quảPhương pháp này dễ thực hiện, an toàn và giúp điều trị từ bên trong. Tuy nhiên, hiệu quả chậm hơn so với phương pháp đắp hoặc ngâm vì ít tác động trực tiếp lên búi trĩ.

Lưu ý khi sử dụng: Không nên để nước sắc qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh, nên uống khi còn ấm. Cần tuân thủ liều lượng, không uống quá nhiều để tránh tác dụng phụ.

uống nước sắc từ lá vông nem

Nước lá vông dễ uống, hỗ trợ tăng lưu thông máu.

Chế biến các món ăn từ lá vông

Món ăn từ lá vông có tác dụng nhuận tràng, giúp giảm táo bón, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.  Bên cạnh đó, lá vông khi kết hợp với các thành phần như tôm, thịt bằm sẽ giúp bổ sung protein và dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, các hoạt chất trong lá vông giúp giảm sưng đau, hỗ trợ làm teo búi trĩ.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Lá vông: 1 nắm (khoảng 100-150g), rửa sạch và thái nhỏ.
  • Tôm: 200g, đã làm sạch và sơ chế.
  • Thịt bằm: 50g (có thể dùng thịt lợn hoặc thịt gà).
  • Gia vị: Hành tím, tiêu, muối, bột nêm, dầu ăn.

Cách thực hiện

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch lá vông và thái nhỏ. Tôm làm sạch để ráo nước. Thịt bằm ướp với hành tím, muối, tiêu.
  • Xào thịt: Phi thơm hành tím, cho thịt bằm vào xào khoảng 5 phút đến khi thịt săn lại.
  • Nấu nước dùng: Thêm khoảng 1 lít nước vào nồi, đun sôi. Khi nước sôi, cho tôm vào nấu đến khi tôm chín.
  • Thêm lá vông: Cho lá vông vào nồi, đun thêm 3-5 phút để lá chín mềm.
  • Nêm gia vị: Điều chỉnh gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Món canh lá vông dùng nóng với cơm.

Phương pháp này dễ thực hiện, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến hormone và hệ thần kinh. Ngoài ra, người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng do lá vông có thể làm giảm huyết áp.

Bổ sung lá vông nem vào thực đơn hằng ngày

Canh lá vông nấu tôm thịt giúp giảm táo bón, thanh nhiệt.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị bệnh trĩ bằng lá vông cần lưu ý những gì?

Sử dụng lá vông để trị bệnh trĩ là một phương pháp dân gian an toàn nhờ các công dụng nổi bật như giảm sưng, giảm đau, kháng khuẩn và hỗ trợ làm co búi trĩ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý 6 điều quan trọng sau:

  • Lá vông chỉ phù hợp với trĩ nhẹ (giai đoạn 1 và 2). Nếu bệnh đã nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Phương pháp này cần được áp dụng đều đặn trong thời gian dài. Có thể kết hợp thuốc hỗ trợ nếu cần, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Ngâm lá vông với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, tránh nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng.
  • Nếu búi trĩ đã tổn thương hoặc nhiễm trùng, tránh đắp lá vông trực tiếp để không làm tình trạng trầm trọng hơn.
  • Dùng lá vông với liều lượng hợp lý, kết hợp với các phương pháp khác như thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Nếu không thấy cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần dừng lại và đi khám bác sĩ ngay.

Bên cạnh đó, hãy duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, vận động thường xuyên và tránh ngồi lâu để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả hơn.

Những lưu ý khi sử dụng lá vông điều trị bệnh trĩ

Kết hợp ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tình trạng bệnh nhanh thuyên giảm.

Lá vông có tác dụng phụ khi điều trị bệnh trĩ không?

Lá vông không gây tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý. Đây là một phương pháp dân gian an toàn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ bên trong mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc quá liều, có thể gặp 4 tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy và buồn nôn: Dùng quá nhiều lá vông có thể kích thích hệ tiêu hóa quá mức, gây tiêu chảy và buồn nôn.
  • Đau đầu và chóng mặt: Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp tình trạng đau đầu hoặc chóng mặt nếu dùng quá liều.
  • Hạ huyết áp: Lá vông có tác dụng an thần và hạ huyết áp nhẹ, do đó, người bị huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.
  • Mệt mỏi và suy nhược: Dùng quá nhiều có thể gây sụp mi, uể oải, cơ thể rã rời.

lá vông không gây tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách

Người huyết áp thấp nên cẩn trọng khi sử dụng lá vông.

So sánh mức độ an toàn với các phương pháp điều trị khác

Lá vông là một phương pháp dân gian an toàn, ít tác dụng phụ và phù hợp với bệnh trĩ nhẹ. Cùng xem qua bảng so sánh tính an toàn, hiệu quả và chi phí dành cho các phương pháp điều trị trĩ:

Bảng so sánh mức độ an toàn, hiệu quả, chi phí giữa các phương pháp

Phương pháp

Tính an toàn

Hiệu quả

Chi phí

Lá vông

An toàn

Chậm

Thấp

Thuốc trị trĩ

Có tác dụng phụ

Nhanh

Cao

Phẫu thuật

Có xâm lấn

Cao

Rất cao

Lá trầu không

An toàn

Chậm

Thấp

Tỏi

An toàn, có thể kích ứng

Hạn chế

Rất thấp

Tuy nhiên, khi so sánh với các phương pháp điều trị khác như thuốc trị trĩ, phẫu thuật hay các bài thuốc dân gian khác, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.

Lá vông lành tính, ít tác dụng phụ, chi phí thấp nhưng hiệu quả chậm, trong khi thuốc trị trĩ giảm đau, viêm nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ và tốn kém hơn. So với phẫu thuật, lá vông không xâm lấn, dễ dùng tại nhà nhưng chỉ hỗ trợ trĩ nhẹ, còn phẫu thuật loại bỏ búi trĩ triệt để nhưng tốn kém và cần thời gian phục hồi. So với các bài thuốc dân gian khác, lá vông có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm như lá trầu không nhưng chậm hơn, trong khi tỏi hiệu quả mạnh nhưng dễ gây kích ứng da.

Lá vông là một phương pháp dân gian an toàn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ với chi phí thấp và ít tác dụng phụ. Chữa trĩ bằng lá vông có tính an toàn, dễ thực hiện và phù hợp với trĩ nhẹ. Nhờ chứa alkaloid giảm đau, flavonoid và tanin kháng viêm, lá vông giúp giảm sưng, cải thiện tuần hoàn. Tuy nhiên, với trĩ nặng từ cấp độ II, phương pháp này chỉ hỗ trợ, cần kết hợp điều trị chuyên sâu.

Câu hỏi thường gặp khi dùng lá vong để điều trị bệnh trĩ tại nhà

Phụ nữ mang thai có sử dụng được lá vông để trị trĩ không?

Phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng lá vông để trị trĩ tại nhà  mà không có sự tư vấn từ bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hạ huyết áp và ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào trong thai kỳ.

Dùng lá vông chữa bệnh trĩ có cần kiêng ăn uống gì không?

Khi sử dụng lá vông nem chữa bệnh trĩ không cần kiêng ăn uống, nhưng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn và chất kích thích, cùng thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Nên ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.

Lá vông có thể làm giảm đau nhanh chóng cho người bị trĩ không?

Lá vông có thể giúp giảm đau và khó chịu cho người bị trĩ, nhưng không mang lại hiệu quả nhanh. Lá vông hỗ trợ giảm đau rát và ngứa ngáy thông qua tác dụng kháng viêm và sát trùng, nhưng cần sử dụng kiên nhẫn và đúng cách để thấy hiệu quả rõ ràng

Người bị bệnh trĩ nặng có nên dùng lá vông không?

Người bị bệnh trĩ nặng cấp độ 3, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng không nên chỉ dùng lá vông để điều trị. Lá vông chỉ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ và hiệu quả thường chậm. Đối với bệnh trĩ nặng, cần có sự can thiệp y tế chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn

Cần sử dụng lá vông trong bao lâu để thấy hiệu quả?

Để thấy hiệu quả khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ, người bệnh thường cần kiên trì sử dụng trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Trong thời gian này, nên áp dụng đều đặn 1-2 lần mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

(*1) - Nghiên cứu cây vông nem ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 1991

(*2) - A review on morphology, phytochemistry, and pharmacological aspects. Pharmacogn Rev. 2010 (*2)

Cập nhật lúc: 02/04/2025
Đã kiểm duyệt nội dung
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

6 cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ an toàn tại nhà

6 cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ an toàn tại nhà

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông là phương pháp y học dân gian được nhiều người áp dụng từ lâu

Chữa bệnh trĩ bằng cây vông là phương pháp y

5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn

5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn

Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ, ngại phẫu thuật cắt trĩ vì sợ đau và biến chứng? Đừng lo

Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ, ngại phẫu thuật

10+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà

10+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu các

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến

13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất

13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất

Cách điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản hơn nếu bạn phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng và

Cách điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản hơn nếu

Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng

Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng

Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu nhưng chưa biết cách chữa trị hiệu quả, an toàn?

Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...