7 Cách Điều Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Bằng Rau Diếp Cá Đơn Giản Hiệu Quả

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Cách điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá là phương pháp tự nhiên được nhiều người biết đến nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành tổn thương của loại cây này. Diếp cá chứa các thành phần hoạt chất như flavonoid (quercitrin, rutin, hyperin), tinh dầu (α-pinen, linolol) và alkaloid, đóng vai trò chính trong việc giảm sưng tấy, giảm đau, làm co búi trĩ và cải thiện sức khỏe vùng hậu môn. 

Theo nghiên cứu về Thành phần hóa học và tác dụng dược lý diếp cá của Manish Kumar và cộng sự (2014), đã chứng minh các hoạt chất trong diếp cá có khả năng chống oxy hóa,  kháng viêm, góp phần giảm các triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả. (*Nguồn)

Vậy sử dụng diếp cá để điều trị bệnh trĩ như thế nào để đạt hiệu quả? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn 7 phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản bằng rau diếp cá bao gồm xông hơi, ngâm rửa, uống trực tiếp, hoặc kết hợp cùng các thảo dược như  nghệ, quả sung để nâng cao hiệu quả điều trị.

Trị trĩ với rau diếp cá tại nhà
Hướng dẫn cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá hiệu quả.

Diếp cá có công dụng gì trong điều trị bệnh trĩ

Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb) là cây thân thảo thuộc họ Saururaceae, có nhiều tên gọi khác như giấp cá, dấp cá, lá giấp, rau giấp, rau vẹn, ngư tinh thảo hay tập thái. Về đặc điểm nhận dạng, rau diếp cá là thân rễ mọc ngầm dưới đất, với các rễ nhỏ mọc ra từ các đốt. Lá diếp cá mọc so le, có hình trái tim, có bẹ và đầu lá hơi nhọn. Khi vò, lá có mùi thơm đặc trưng giống mùi cá, điều này giúp phân biệt với các loại cây khác. Trong Đông y, diếp cá có tính mát, vị hăng, chua, quy vào kinh Phế giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm và tăng cường miễn dịch.

Trong Tây y, các hoạt chất như flavonoid, phenolic, chlorogenic acid, quercetin trong diếp cá có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, thúc đẩy quá trình lành tổn thương. Vì vậy, diếp cá rất phổ biến trong điều trị trĩ giúp hỗ trợ quá trình lành vết thương.

Theo nghiên cứu “Thành phần dinh dưỡng cây diếp cá”của Srimay Pradhan và cộng sự (2023), hoạt chất Quercetin và chlorogenic acid có tác dụng chống viêm, chống oxi hóa mạnh mẽ, hỗ trợ làm lành tổn thương. Các flavonoid như hyperin và rutin giúp chống vi khuẩn, nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó giảm triệu chứng bệnh trĩ.

Nhờ vào các hoạt chất trên, rau diếp cá mang lại nhiều lợi ích trong điều trị bệnh trĩ. Phương pháp này phù hợp với bệnh trĩ cấp độ nhẹ đến trung bình (giai đoạn 1, 2), giúp giảm đau, giảm viêm và làm co búi trĩ tự nhiên. Đối với bệnh trĩ nặng hơn (giai đoạn 3, 4), diếp cá có thể hỗ trợ giảm triệu chứng nhưng cần kết hợp với các phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Dưới đây là 4 lợi ích khi sử dụng rau diếp cá để điều trị bệnh trĩ.

  • Giảm viêm và sưng tấy: Quercetin và chlorogenic acid trong cây giúp ức chế cytokine gây viêm, giảm sưng tấy và cảm giác đau rát vùng hậu môn. Xông hơi hậu môn bằng nước sắc lá diếp cá để giảm viêm nhanh.
  • Hỗ trợ làm lành vết thương: Polysaccharides và flavonoid kích thích quá trình tái tạo mô, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương. Việc sử dụng thường xuyên giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ rõ rệt.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Rutin, hyperin và các hợp chất phenolic có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ăn sống hoặc uống nước ép diếp cá tươi để sát khuẩn vùng trĩ.
  • Tăng cường đề kháng: Các hoạt chất sinh học trong diếp cá nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa bệnh trĩ trở lại.
Diếp cá có công dụng trị trĩ
4 công dụng của diếp cá trong việc điều trị bệnh trĩ.

7 cách điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá tại nhà hiệu quả

Với các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và thúc đẩy quá trình lành thương, diếp cá được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau để giảm triệu chứng và hỗ trợ phục hồi. Có 7 phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá được ứng dụng phổ biến tại nhà, bao gồm:

  • Đắp lá diếp cá chữa bệnh trĩ ngoại: Giúp làm dịu và giảm sưng tấy vùng hậu môn.
  • Xông hơi vùng hậu môn với lá diếp cá: Hỗ trợ giảm viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu.
  • Uống nước sắc từ lá diếp cá: Cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón – nguyên nhân chính của bệnh trĩ.
  • Uống nước cốt từ rau diếp cá: Tăng cường đề kháng, giúp vết thương lành nhanh.
  • Uống nước trà diếp cá hỗ trợ tiêu hóa: Giúp làm mềm phân, thanh nhiệt cơ thể và ngăn ngừa táo bón.
  • Ăn sống rau diếp cá ngừa táo bón: Bổ sung chất xơ, duy trì nhu động ruột khỏe mạnh.
  • Kết hợp xông hơi diếp cá cùng các loại thảo dược khác: Kết hợp rau diếp cá với nghệ tươi, quả sung và muối, giúp nâng cao hiệu quả giảm viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi.

Đắp lá diếp cá chữa bệnh trĩ ngoại

Đây là phương pháp tự nhiên giúp giảm sưng tấy, giảm đau và thúc đẩy lành vết thương.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá diếp cá tươi (15 - 20 lá), một ít muối tinh (5g), Băng gạc sạch.

Cách thực hiện:

  • Nhặt bỏ lá già, sâu, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi để ráo.
  • Giã nát lá diếp cá cùng muối.
  • Đắp trực tiếp hỗn hợp lên búi trĩ ngoại và vùng hậu môn.
  • Dùng băng gạc sạch quấn quanh để cố định trong 30 phút.

Tần suất sử dụng: Kiên trì thực hiện 2 - 3 lần/tuần, liên tục 2-4 tuần để thấy rõ kết quả.

Lưu ý:

  • Không sử dụng phương pháp này khi vùng hậu môn có vết thương hở hoặc nhiễm trùng nặng. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trước và sau khi đắp để tránh nhiễm khuẩn.
  • Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, phù hợp với trĩ ngoại nhẹ đến trung bình và có thể áp dụng tại nhà.

Diếp cá giúp giảm sưng tấy ngừa trĩĐắp trực tiếp rau diếp cá lên vùng hậu môn giúp giảm sưng tấy.

Xông hơi và ngâm rửa vùng hậu môn với lá diếp cá

Xông hơi giúp các hoạt chất trong lá diếp cá thẩm thấu nhanh giúp làm dịu hậu môn, giảm hàm và sưng tấy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 bó rau diếp cá (lá và cọng) khoảng 200-300g, nồi đun sôi trước khi dùng, thau nhỏ để chứa nước xông, khăn trùm để giữ hơi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch diếp cá, cho vào nồi đun sôi trong 15 phút.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi xông.
  • Khi sôi, tắt bếp rồi xông vùng hậu môn trong 15 phút.
  • Phần nước còn lại để nguội, dùng để ngâm hậu môn trong 15 phút.Sau đó lau khô nhẹ nhàng.

Tần suất thực hiện: Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ, liên tục trong 2-3 tuần để đạt hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý:

  • Nước không được  quá nóng để tránh gây bỏng rát. Nên giữ vệ sinh sạch sẽ, lau khô vùng hậu môn trước và sau khi xông hoặc ngâm.
  • Xông hơi và ngâm rửa vùng hậu môn bằng lá diếp cá là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả cho người bị trĩ nhẹ đến trung bình.

Diếp cá giảm sưng đau hậu mônXông hơi từ diếp cá giúp kháng khuẩn và giảm sưng đau búi trĩ.

Uống nước sắc từ lá diếp cá

Uống nước lá diếp cá là một biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, phù hợp với những người cần cải thiện hệ tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu bên trong.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g lá diếp cá tươi, 300ml nước, một chút muối tinh (5g)

Cách thực hiện:

  • Nhặt bỏ lá già, sâu, rửa sạch bụi bẩn và để ráo.
  • Cho lá diếp cá cùng nước vào nồi, đun sôi trong vòng 10-15 phút.
  • Đợi nước nguội, lọc bỏ bã lấy phần nước trong. Thêm muối nhẹ để dễ uống hơn.

Tần suất sử dụng: Uống 1-2 ly mỗi ngày, kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả tích cực.

Lưu ý:

  • Không uống quá nhiều nước diếp cá trong ngày, tránh gây rối loạn tiêu hóa. Ăn no trước khi uống rau diếp cá để tránh gây khó chịu cho bụng.
  • Do mùi vị đặc trưng và tính tự nhiên của diếp cá, phương pháp này cần kiên trì áp dụng lâu dài và kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để đạt kết quả tốt nhất.

Nước sắc lá diếp cá ngừa táo bónUống nước sắc từ diếp cá giúp cải thiện tiêu hóa, trị táo bón hiệu quả.

Uống nước cốt từ rau diếp cá

Đây là phương pháp giúp làm mát, giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ bên trong, phù hợp với những ai chịu được mùi tanh của lá diếp cá.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá diếp cá tươi (50-100g), muối tinh (1-2g)

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá nhặt sạch, rửa ráo.
  • Xay nhuyễn cùng một ít nước, dùng rây lọc để lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
  • Pha thêm chút muối hoặc đường để dễ uống hơn.

Tần suất sử dụng: Uống 2 ly nước cốt mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, để giúp giảm sưng và hỗ trợ tiêu hóa tự nhiên.

Lưu ý:

  • Không uống quá nhiều nước cốt trong một ngày, hạn chế dùng khi bụng đói để tránh kích ứng. 
  • Đây là cách hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ đến trung bình hiệu quả, cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đạt kết quả tối ưu

Nước cốt diếp rau diếp cá trị trĩUống nước cốt từ diếp cá giúp làm mát thải độc cơ thể, ngừa táo bón.

Uống nước trà diếp cá hỗ trợ tiêu hóa 

Thay vì ăn sống hoặc uống nước, bạn có thể dùng trà diếp cá để dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng, nhất là trong những ngày mới bắt đầu.

Nguyên liệu: 10g diếp cá khô, 300ml nước sôi

Cách chế biến:

  • Lấy diếp cá khô bỏ vào ấm trà, chế nước sôi vào.
  • Đợi 15 phút rồi uống như trà bình thường, chia nhỏ để dùng trong ngày.

Tần suất sử dụng: Uống 1-2 ly trà mỗi ngày, duy trì đều đặn trong vòng 2-3 tuần để thấy rõ hiệu quả.

Lưu ý: Không dùng quá nhiều trà trong một lần.

Phương pháp này được đánh giá là tiện lợi, dễ sử dụng và phù hợp với người mới bắt đầu dùng diếp cá, giúp cải thiện các triệu chứng tiêu hóa một cách nhẹ nhàng và an toàn khi duy trì đều đặn.

Trà diếp cá giúp đề kháng hậu mônUống trà diếp cá hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa tăng cường sức đề kháng.

Ăn sống rau diếp cá ngừa táo bón

Nếu bạn quá bận rộn hoặc không thích uống nước, cách đơn giản nhất là ăn sống lá diếp cá như một loại rau xanh hàng ngày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Rau diếp cá tươi khoảng 30g

Cách thực hiện:

  • Nhặt sạch lá già, sâu, rửa thật kỹ bằng nước muối loãng rồi để ráo.
  • Ăn trực tiếp như một loại rau sống trong các bữa ăn hằng ngày.

Lưu ý: Không ăn quá 50g rau diếp cá/ngày để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Nên thường xuyên bổ sung để phát huy tác dụng giảm triệu chứng và hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn sống rau diếp cá là cách đơn giản, tiện lợi và an toàn để bổ sung dưỡng chất, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm áp lực lên vùng hậu môn

Cải thiện hệ tiêu hóa với diếp cáDiếp cá có nhiều chất dinh dưỡng, ăn sống giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Kết hợp xông hơi diếp cá cùng các loại thảo dược khác

Kết hợp rau diếp cá cùng các thảo dược khác để xông hơi giúp giảm ngứa ngáy, làm co búi trĩ, đồng thời hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vùng bị bệnh.

Nguyên liệu: 2 bó rau diếp cá, 1 củ nghệ tươi đập dập, bổ đôi, quả sung bổ đôi, 1 thìa muối nhỏ (5g).

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi trong khoảng 15-20 phút.
  • Đổ phần nước đã đun ra chiếc bô có lỗ bên trên để ngồi xông.
  • Ngồi thoải mái, từ từ hông hạ xuống sao cho hậu môn vừa tiếp xúc với hơi nước. Xông trong vòng 15 phút.
  • Khi nước còn ấm, dùng phần còn lại để ngâm và rửa hậu môn trong vòng 15 phút nữa. Sau đó, lau khô vùng hậu môn bằng khăn mềm, sạch.

Tần suất sử dụng: Nên kiên trì áp dụng phương pháp này liên tục trong vòng 2 đến 3 tháng để nhận thấy búi trĩ co nhỏ rõ rệt.

Lưu ý: Tránh xông hơi quá nóng hoặc quá lâu để tránh gây bỏng rát hoặc kích ứng niêm mạc. Vệ sinh hậu môn trước và sau khi xong hoặc ngâm.

Phương pháp này mang lại kết quả tích cực rõ rệt hơn, nhất là sau khi vận động thể thao, khi máu lưu thông tuần hoàn mạnh hơn, giúp huyết ứ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài và giảm kích thước búi trĩ.

Phục hồi sức khỏe hậu môn với diếp cáKết hợp diếp cá với các loại thảo dược khác giúp tăng cường khả năng phục hồi.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá cần lưu ý những gì?

Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá là phương pháp dân gian khá phổ biến và an toàn, nhưng để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý 6 điều quan trọng sau đây:

  • Chọn rau diếp cá nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ: Nên chọn rau tươi, xanh, không bị dập, héo hoặc nhiễm sâu bệnh. Rửa kỹ bằng nước muối pha loãng nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn hoặc hóa chất độc hại còn sót lại trên lá. Việc này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc gây kích ứng cho vùng hậu môn.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi sử dụng: Trước khi đắp hoặc xông hơi bằng lá diếp cá, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn hoặc bụi bẩn. Điều này giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn: Quá trình điều trị cần kiên trì, không bỏ dở giữa chừng mới nhận thấy kết quả.
  • Cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp: Kết hợp điều trị bằng rau diếp cá với việc ăn uống nhiều chất xơ, hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, tránh vận động quá mạnh hoặc đứng/nằm quá lâu để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
  • Hiểu rõ hạn chế của phương pháp dân gian: Rau diếp cá phù hợp với bệnh trĩ nhẹ, giai đoạn đầu, còn các cấp độ nặng hơn thì cần can thiệp y tế kịp thời để tránh biến chứng.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp điều trị: Mặc dù là phương pháp dân gian, nhưng rau diếp cá chỉ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhẹ, chưa thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây hoặc các biện pháp y tế chuyên sâu. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt với những trường hợp trĩ nặng.

Hiểu rõ những lưu ý này sẽ giúp quá trình hỗ trợ điều trị bằng rau diếp cá hiệu quả và an toàn hơn. Tuy nhiên, phương pháp dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ, người bệnh cần kết hợp điều trị y khoa phù hợp để đạt kết quả tối ưu.

Cách sử dụng diếp cá an toàn trị trĩLưu ý khi sử dụng diếp cá trong điều trị bệnh trĩ nhằm đảm bảo an toàn.

Rau diếp cá có tác dụng phụ khi điều trị bệnh trĩ không?

Rau diếp cá là một loại thảo dược tự nhiên đã được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ. Nếu sử dụng đúng cách, rau diếp cá sẽ không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, người dùng cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp chế biến để tránh các rủi ro không mong muốn và nếu sử dụng sai cách có thể gặp phải một số tác dụng phụ, gồm:

  • Chưa làm sạch kỹ khi sơ chế: Có nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc chất độc tồn dư từ phân, thuốc trừ sâu, bụi bẩn, gây viêm nhiễm búi trĩ.
  • Kết hợp không phù hợp với thuốc Tây hoặc các loại thuốc khác: Có thể tương tác, làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra các phản ứng không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Chưa có đủ nghiên cứu về an toàn tuyệt đối, nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

So sánh mức độ an toàn với các phương pháp điều trị khác

Lá diếp cá là phương pháp tự nhiên điều trị bệnh trĩ nhẹ đến trung bình, với thành phần như flavonoid và tannin giúp giảm viêm, làm co búi trĩ mà không gây kích ứng 

Khi sử dụng thuốc tây để điều trị trĩ, hiệu quả mang lại nhanh chóng, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, dị ứng nếu dùng kéo dài. Phương pháp phẫu thuật là lựa chọn tối ưu khi bệnh nặng, giúp loại bỏ búi trĩ nhanh chóng nhưng lại xâm lấn, dễ gây biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, mất thời gian hồi phục dài và chi phí lớn. Các bài thuốc dân gian dùng diếp cá, lá lốt, nghệ,... được ưu tiên trong giai đoạn trĩ nhẹ, do tính an toàn, ít tác dụng phụ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và điều kiện của người bệnh để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa rau diếp cá, thuốc điều trị trĩ thông thường, phẫu thuật và các bài thuốc dân gian:

Đặc điểm

Rau diếp cá

Thuốc điều trị trĩ

Phẫu thuật

Bài thuốc dân gian

Mức độ xâm lấn

Không xâm lấn

Không xâm lấn

Xâm lấn

Không xâm lấn

Hiệu quả

Thấp - Trung bình (phù hợp trĩ nhẹ và trung bình)

Cao (giảm triệu chứng nhanh)

Cao (đặc biệt trĩ nặng)

Thấp - Trung bình (giảm triệu chứng, hỗ trợ lâu dài)

Tác dụng phụ

Ít tác dụng phụ

Có thể gây kích ứng da, rối loạn tiêu hóa, tương tác thuốc

Đau, chảy máu, nhiễm trùng, biến chứng

Rất ít, chủ yếu dị ứng nhẹ hoặc kích ứng da (hiếm gặp)

Chi phí

Thấp

Trung bình

Cao

Thấp

Thời gian hiệu quả

Chậm

Nhanh

Nhanh

Chậm, cần kiên trì

Tính tiện lợi

Dễ tiếp cận, dễ sử dụng tại nhà

Dễ sử dụng, nhiều dạng bào chế

Cần thực hiện tại bệnh viện

Dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, phù hợp tự chăm sóc tại nhà

Khả năng kết hợp

Có thể kết hợp với các phương pháp khác

Có thể tương tác với các thuốc khác

Không kết hợp

Có thể kết hợp với thuốc Tây hoặc các phương pháp khác để tăng hiệu quả

COTRIPro - Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có hoạt chất từ diếp cá

COTRIPro là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được bào chế dưới dạng viên uống và gel bôi chứa các thành phần tự nhiên, trong đó lá lốt là một trong những hoạt chất chính giúp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh. 

Trong dạng viên uống, hàm lượng TumeroPine chiết xuất từ lá lốt đạt 200mg, cùng với tinh nghệ, ngải cứu, diếp cá, đương quy và rutin, giúp kháng viêm, giảm đau, làm se niêm mạc và tăng sức bền thành mạch. Thành phần Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong viên uống còn hỗ trợ nhu động ruột và giảm táo bón, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Bên cạnh đó, gel bôi COTRIPro chứa các hoạt chất như Quercetin, nghệ, Yomogin, lá sung và lá lốt giúp làm dịu nhanh các triệu chứng như đau rát, chảy máu và sưng tấy búi trĩ, đồng thời tăng cường khả năng lành vết thương. 

Bộ đôi viên uống và gel bôi tạo thành cơ chế toàn diện, vừa tác động sâu bên trong, vừa giúp giảm các triệu chứng tại chỗ, mang lại hiệu quả rõ rệt sau 2-4 tuần sử dụng. Người bệnh nên duy trì dùng sản phẩm từ 1 đến 2 tháng để đạt kết quả tối ưu và giảm nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

COTRIPro thành phần tự nhiên có chứa diếp cá
COTRIPro là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có các thành phần thảo dược tự nhiên.

Sản phẩm không phải là thuốc và không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.

Rau diếp cá là một thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm sưng, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình lành tổn thương tại vùng hậu môn. Khi sử dụng đúng cách, rau diếp cá không gây tác dụng phụ và rất phù hợp để bổ sung trong quá trình chăm sóc bệnh trĩ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, người dùng cần chú ý vệ sinh, không lạm dụng quá nhiều, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có các vấn đề sức khỏe khác. 

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn, bạn có thể kết hợp việc sử dụng rau diếp cá với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như COTRIPro – chứa thành phần từ diếp cá cùng các thảo dược tự nhiên khác, giúp giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. 

Đọc tham khảo thêm:

Câu hỏi thường gặp về điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Diếp cá có chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ không?

Không. Diếp cá không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh trĩ nhưng giúp giảm triệu chứng, giảm viêm và hỗ trợ quá trình lành tổn thương.

Cần sử dụng Diếp cá trong bao lâu để thấy hiệu quả?

Thường cần kiên trì sử dụng ít nhất 1-2 tuần để thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Diếp cá có điều trị được tất cả các cấp độ trĩ không?

Không. Lá trầu không thích hợp cho các cấp độ nhẹ đến trung bình, không hiệu quả đối với trĩ nặng.

Có thể kết hợp diếp cá với thuốc điều trị trĩ không?

Có. Có thể kết hợp lá trầu không với thuốc điều trị để nâng cao hiệu quả, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phụ nữ mang thai có sử dụng được diếp cá để trị trĩ không?

Có. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng diếp cá để hỗ trợ quá trình điều trị, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm tránh bị kích ứng với thảo dược. 

Cập nhật lúc: 11/07/2025
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung đơn giản tại nhà

4 cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung là một phương pháp dân gian đang được nhiều người quan tâm nhờ

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá sung là một phương

5 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Nghệ Tại Nhà

5 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Nghệ Tại Nhà

Chữa bệnh trĩ bằng nghệ là phương pháp dân gian được nhiều người tin dùng do củ nghệ chứa hoạt

Chữa bệnh trĩ bằng nghệ là phương pháp dân gian

4 cách dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ tại nhà

4 cách dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ tại nhà

Điều trị bệnh trĩ bằng lá cúc tần là phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên,

Điều trị bệnh trĩ bằng lá cúc tần là phương

5 cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá lốt hiệu quả

5 cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá lốt hiệu quả

Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt là phương pháp dân gian sử dụng phần lá của cây để

Cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt là phương

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các biện pháp giúp giảm sưng, thu nhỏ búi trĩ và

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà là những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng và

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà là phương pháp chăm sóc và xử lý các

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến,

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến khiến người bệnh cảm thấy ngứa râm ran, khó

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình trạng xảy ra khi áp lực trong các tĩnh mạch

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc trưng bởi sự gia tăng áp

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng, gây ra các triệu chứng

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...