Lá sung - Công dụng mang lại và những bài thuốc dân gian từ lá sung

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Cây sung (Ficus glomerata Roxb), thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là loại thảo dược có tính bình và vị ngọt giúp hỗ trợ thông huyết, lợi tiểu. Trong y học cổ truyền và hiện đại, lá sung được tận dụng như một dược liệu quý để điều trị các bệnh phong thấp, trĩ, bệnh hen suyễn,... Các nốt sần trên những lá sung bị ký sinh bởi sâu Psyllidae, được gọi là vú sung, chứa nhiều hoạt chất phong phú như flavonoid, triterpenoid, alkaloid, tanin và beta-sitosterol. Chúng có tác dụng chống viêm, giải độc và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như bệnh gan, bệnh tiểu đường, nhức đầu,...

Theo nghiên cứu về tính chất lý hóa, dinh dưỡng và tiềm năng điều trị của lá sung của Muhammad Fattah Fazel và cộng sự (2024), cho thấy công dụng của lá sung trong việc chống oxy hóa, ung thư, kháng vi-rút và kháng khuẩn. Điều này được giới y học cổ truyền tận dụng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là bệnh trĩ .(* Nguồn)

Bài viết này COTRIPro sẽ cung cấp cái nhìn tổng quát về các thành phần, công dụng và cách sử dụng lá sung để đạt được lợi ích tối ưu trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. 

Lá sung có thể giúp điều trị nhiều bệnh

Lá sung là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.

Lá sung là gì?

Cây sung (Ficus racemosa)còn được gọi là ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong. Đây là loài cây quen thuộc trong các bài thuốc nam để điều trị một số bệnh. Về đặc điểm nhận dạng, lá sung có hình trứng hoặc mũi mác, dài 1,5-2 cm khi non và phủ lông tơ. Khi trưởng thành, lá dài 10-14 cm, rộng 3-4,5 cm, chuyển sang màu xanh đậm, dày và dai như da. Lá sung có vị ngọt nhẹ, hơi chát, mùi không quá nồng.

Cây sung có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Thông thường, cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt và được trồng quanh bờ ao hoặc ven sông như Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình,... Lá sung thường bị nhầm lẫn với lá cây vả do hình dạng tương tự, nhưng có thể phân biệt dễ dàng nhờ bề mặt lá sung có nhiều nốt sần nhỏ li ti – đây là dấu hiệu đặc trưng do phản ứng với sâu bệnh. 

Về thành phần hóa học, lá sung còn chứa beta-sitosterol giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và làm giảm nồng độ đường huyết, các nốt sần trên lá chứa nhiều hoạt chất giá trị như triterpenoid, tanin, kaempferol, rutin, arabinose, flavonoid, coumarin, phenolic glycosides,saponin và vitamin A, B, C, K. Chúng có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu và tiêu viêm.

lá sung là gì
Lá sung có đặc điểm nổi bật với lá kèm hình trứng hoặc mũi mác.

Thành phần hoạt chất trong lá sung gồm những gì?

Lá sung chứa nhiều hoạt chất bổ ích đặc biệt hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Đồng thời, còn giúp cải thiện nhiều tình trạng sức khoẻ khác như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, tiểu đường, nhiễm trùng mật, rong kinh, nhức đầu,.... 

Thành phần dinh dưỡng có trong lá sung bao gồm: 

  • Protein
  • Chất béo (Fat)
  • Chất xơ (Fiber)
  • Tro (Ash)
  • Vitamin C
  • Canxi (Ca)
  • Photpho (P)
  • Kali (K)
  • Năng lực hấp thụ nước (WAC)

Các hoạt chất trong lá sung được chia thành nhiều nhóm hóa học, bao gồm:

  • Alkaloids: Đây là nhóm hợp chất có tính kiềm, thường đóng vai trò trong các hoạt động sinh học. Một số alkaloids cụ thể như piperine và pellitorine được tìm thấy, góp phần vào hương vị và tác dụng dược lý.
  • Flavonoids: Có tính chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
  • Tannins: Biết đến với tính chất thu nhĩ, thường được sử dụng trong việc điều trị vết thương và viêm nhiễm.
  • Saponins: Có khả năng tạo bọt, thường liên quan đến tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
  • Polyphenols: Bao gồm các hợp chất như chavicol và hydroxychavicol, được nghiên cứu vì tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa. Polyphenols cũng được cho là có lợi trong việc giảm nguy cơ ung thư.
  • Terpenes: Chẳng hạn như caryophyllene, góp phần vào hương thơm đặc trưng của lá sung và có tiềm năng trong việc giảm viêm và đau.

Theo nghiên cứu Phytochemical and pharmacological aspects of Ficus racemosa: A review của Faiyaz Ahmed và Asna Urooj (2009), cho biết thành phần hóa học của lá sung nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm và tăng cường tuần hoàn máu, do đó nó mang lại giá trị quan trọng trong y học hiện đại, đặc biệt đối với những người bị bệnh trĩ.

Thành phần hoạt chất trong lá sung
Lá sung chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm và tăng cường tuần hoàn máu.

Lá sung có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưới đây là một số tác dụng của lá sung theo y học cổ truyền và y học hiện đại. Lá sung (Ficus carica) theo y học cổ truyền có tính mát (lạnh nhẹ), vị ngọt và hơi chát, quy vào các kinh Phế, Vị, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, chỉ đau, lợi tiểu và kiện tỳ. Trong dân gian, lá sung được dùng dưới nhiều hình thức như nấu nước xông và ngâm hậu môn để điều trị bệnh trĩ, giã nát, trộn lá sung với muối để đắp lên vết thương hở, mụn nhọt nấu nước xông hơi, hỗ trợ điều trị viêm khớp và đau nhức cơ thể,... Còn trong y khoa hiện đại, hàm lượng chất xơ cao trong lá sung giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hóa.

Theo nghiên cứu Hoạt tính làm lành vết thương của chiết xuất lá sung bôi ngoài trên chuột của tác giả Özcan T. và cộng sự ( 2025) đã chứng minh kem bôi chứa 5 % chiết xuất lá sung có tác dụng chống viêm giúp điều trị các vết loét ngoài da, bỏng nhẹ và tổn thương mô mềm. Ngoài ra, các flavonoid như rutin và kaempferol trong lá sung còn có tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ tổn thương tĩnh mạch, đặc biệt hữu ích trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và suy giãn tĩnh mạch.(*Nguồn)

Lá sung giúp cải thiện hệ tiêu hóa, trị táo bónTrong đông y lá sung có công dụng giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa trĩ tái phát.

Các bài thuốc hiệu quả của lá sung

Lá sung là một loại dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng trong việc chữa trị các vấn đề sức khỏe như bệnh lý về tiêu hóa, viêm nhiễm và huyết áp. Dưới đây là một số bài thuốc hiệu quả từ lá sung mà bạn có thể tham khảo:

  • Điều trị bệnh trĩ: Sắc lá lốt ăn, xông hoặc ngâm rửa hậu môn giúp giảm sưng tấy, viêm nhiễm, và giúp làm dịu cơn đau do trĩ.
  • Hỗ trợ chữa mất sữa: Uống nước lá sung giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ, giúp lợi sữa hiệu quả.
  • Điều trị nổi cục đỏ ở lưng ngực: Uống nước lá sung sắc giúp làm mát cơ thể, giảm tình trạng sưng, nóng và nổi cục đỏ ở lưng, ngực. 
  • Hỗ trợ chữa gan nóng, vàng da: Uống nước lá sung sắc giúp giải độc gan, làm mát gan, giúp cải thiện tình trạng vàng da, nóng gan.
  • Hỗ trợ điều trị sốt, cảm cúm: Uống nước lá sung sắc giúp giảm sốt, tăng cường hệ miễn dịch, làm dịu các triệu chứng cảm cúm.
  • Điều trị bong gân, sai khớp: Đắp lá sung giúp giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ phục hồi vùng tổn thương. 
  • Hỗ trợ trị bỏng: Đắp lá sung đã giã nát lên vết bỏng giúp giảm đau, làm dịu và giúp lành vết thương do bỏng.
  • Hỗ trợ điều trị mụn nhọt, sưng vú: Đắp lá sung giúp giảm viêm, giúp mụn nhọt hoặc sưng vú nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Uống nước lá sung giúp ổn định lượng đường huyết, giảm nhu cầu insulin và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
  • Chữa bệnh đau dạ dày: Uống nước sắc từ lá sung giúp giảm viêm, làm lành niêm mạc dạ dày và cải thiện tiêu hóa hiệu quả.

Sử dụng lá sung để điều trị bệnh trĩ 

Lá và quả sung từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu, bao gồm bệnh trĩ. Dưới đây là 3 cách dùng lá và quả sung để điều trị bệnh trĩ tại nhà:

Nguyên liệu: Lá sung tươi (10-15 lá), nước (1,5-2 lít nước)

Cách thực hiện: Lấy một nắm lá sung tươi, rửa sạch, sau đó đun sôi với khoảng 1-2 lít nước. Khi nước nguội bớt, dùng nước này xông hơi vùng hậu môn khoảng 15-20 phút. Sau đó, có thể dùng nước để rửa lại vùng hậu môn.

Thời gian thực hiện: Xông 1-2 lần/ngày, liên tục trong 7-10 ngày.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Cần giữ khoảng cách hợp lý khi xông để tránh bỏng hơi. Nếu có vết thương hở, không nên xông hoặc rửa để tránh nhiễm trùng.
  • Phương pháp này có hiệu quả giảm sưng, giảm đau và làm dịu cơn ngứa ngay lập tức. Tuy nhiên, chỉ có tác dụng tạm thời và không chữa trị dứt điểm bệnh trĩ. 

Lá sung khi xông lên có khả năng làm lành vết thươngXông và rửa hậu môn với lá sung giúp giảm viêm và hỗ trợ làm lành vết thương.

Xem thêm: Sâm đương quy - Tác dụng và cách dùng trong các bài thuốc dân gian hiệu quả

Bài thuốc hỗ trợ chữa mất sữa 

Một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả giúp kích thích tuyến sữa và hỗ trợ điều trị tình trạng này là sử dụng lá sung kết hợp với các thảo dược khác. Dưới đây là bài thuốc hỗ trợ chữa mất sữa từ lá sung:

Nguyên liệu: Lá sung bánh tẻ 30g, Lá mít bánh tẻ 30g, Lá mơ tam thể 30g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại lá trên.
  • Cho vào nồi, đổ đủ nước và sắc trong 30 phút.
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày trước các bữa ăn.

Thời gian thực hiện: Uống 2 lần/ngày, sử dụng mỗi ngày một thang.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Dùng đều đặn trong vài ngày và có thể kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Bài thuốc từ lá sung và các thảo dược này sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và kích thích quá trình tiết sữa hiệu quả sau khoảng 3-5 ngày áp dụng.

Bài thuốc trị mất sữa từ lá sung cho mẹ trẻBài thuốc từ lá sung, mít, mơ tam thể giúp kích sữa và bổ sung dinh dưỡng

Bài thuốc hỗ trợ điều trị nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt

Dưới đây là bài thuốc dùng lá sung để hỗ trợ điều trị nổi cục đỏ ở lưng ngực gây đau và khó chịu.

Nguyên liệu: Lá sung vú (40g), huyền sâm (20g), huyết giác (20g), ngưu tất (20g)

Cách thực hiện:

  • Sắc các nguyên liệu với 500ml nước.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày.

Thời gian thực hiện: Uống 2 lần/ngày, liên tục trong 5-7 ngày.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng phụ, ngừng sử dụng và tham khảo bác sĩ.
  • Đây là một phương pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị tình trạng nổi cục đỏ ở lưng ngực, đặc biệt khi kèm theo đau và sốt. Các thành phần thảo dược trong bài thuốc này đều có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và làm dịu cơn đau hiệu quả. 

Bài thuốc từ lá sung trị nổi cục ở daBài thuốc hỗ trợ điều trị nổi cục đỏ ở lưng ngực, có đau và sốt

Bài thuốc hỗ trợ chữa gan nóng, vàng da

Một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả giúp giải độc gan, làm mát gan và cải thiện tình trạng vàng da là sử dụng lá sung kết hợp các thảo dược để điều trị.

Nguyên liệu: lá sung vú (30g), nhân trần (30g), kê huyết đằng (20g), rau má (50g), sâm đại hành (20g).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ khoảng 1,5 lít nước vào, đun sôi.
  • Giảm lửa và sắc trong 20-30 phút cho đến khi nước thuốc còn khoảng 500ml.
  • Lọc bỏ bã và chia nước thành 2 phần, 

Thời gian thực hiện: uống 2 lần/ngày, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ

Lưu ý:

  • Không sử dụng nếu có tiền sử bệnh lý về gan nặng hoặc đang điều trị bằng thuốc khác.
  • Hiệu quả tốt đối với những người có triệu chứng gan nóng, vàng da nhẹ hoặc do chế độ ăn uống không khoa học. 

Bài thuốc điều trị các tình trạng về vàng da ở lá sungLá sung kết hợp cùng các thảo dược khác giúp trị vàng da, thải độc gan.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt, cảm cúm

Cảm cúm và sốt là những bệnh lý phổ biến, gây ra sự mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là bài thuốc từ lá sung giúp điều trị sốt, cảm cúm.

Nguyên liệu: lá sung vú (16g), lá chanh (16g), nghệ (16g), tỏi (6g)

Cách thực hiện:

  • Sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước khoảng 10-15 phút.
  • Uống nước sắc khi còn nóng hoặc nguội, tùy tình trạng mồ hôi.

Thời gian thực hiện: Uống 2-3 lần/ngày khi có dấu hiệu cảm cúm hoặc sốt và duy trì khoảng 3-5 ngày liên tục, tùy vào tình trạng bệnh..

Lưu ý:

  • Đảm bảo uống nước khi nóng nếu mồ hôi chưa ra, và uống nguội nếu mồ hôi đã ra nhiều.  Bài thuốc này không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai, hoặc người có cơ địa dễ dị ứng, người mắc bệnh mãn tính (như bệnh thận, bệnh gan) 
  • Triệu chứng sốt và cảm cúm sẽ thuyên giảm sau 1-2 ngày sử dụng đều đặn. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhẹ, không thể thay thế thuốc điều trị chính thức. 

Lá sung hỗ trợ trị sốt, cảm cúm nhẹBài thuốc hỗ trợ điều trị sốt, cảm cúm từ lá sung hiệu quả cho người bệnh nhẹ.

Đọc tham khảo thêm: Nghệ - Bài thuốc quý trong y học dân gian/

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bong gân, sai khớp

Lá sung là một trong những vị thuốc dân gian được biết đến với tác dụng kháng viêm, giảm sưng và hỗ trợ điều trị bong gân, sai khớp.

Nguyên liệu: lá sung vú (50g), lá bàng (50g), lá mua (50g), lá cỏ xước (50g), lá cứt lợn (50g), rượu (100-150ml).

Cách thực hiện:

  • Giã nát các lá trên, thêm một ít rượu để tạo dung dịch.
  • Đắp dung dịch lên vùng bong gân hoặc sai khớp.

Thời gian thực hiện: Đắp đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 30-60 phút. Sau một thời gian sử dụng (thường từ 3-5 ngày), bạn sẽ cảm nhận được sự giảm đau và sưng tấy.  

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tránh áp dụng lá sung lên vùng da có vết thương hở hoặc chảy máu. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với thực vật, nên thử một ít nước lá sung lên vùng da nhỏ trước khi sử dụng rộng rãi.
  • Lá sung có tác dụng giảm sưng và đau nhờ các hợp chất chống viêm, có thể giúp giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt sau 3-5 ngày.

Bài thuốc lá sung hỗ trợ bong gân, sai khớpBài thuốc hỗ trợ điều trị bong gân, sai khớp từ lá sung, giảm đau nhức.

Bài thuốc hỗ trợ trị bỏng

Nhờ vào các dưỡng chất như vitamin C, flavonoid và tannin có trong lá sung, dân gian đã điều chế ra bài thuốc điều trị bỏng hiệu quả.

Nguyên liệu: Lá sung vú khô (30-50g), sao vàng, mỡ lợn (30-50g)

Cách thực hiện:

  • Tán lá sung thành bột mịn, trộn với mỡ lợn.
  • Bôi hỗn hợp lên vết bỏng nhiều lần trong ngày.

Thời gian thực hiện: Bôi 2-3 lần mỗi ngày hoặc cho đến khi vết bỏng có dấu hiệu lành lại.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Không sử dụng nếu vết bỏng quá nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vùng bỏng trước khi đắp lá để tránh gây nhiễm trùng.
  • Nhờ vào đặc tính tái tạo da của lá sung, phương pháp này có thể giúp vết bỏng hồi phục nhanh hơn và giảm sẹo sau 3-5 ngày sử dụng. 

Bài thuốc hỗ trợ trị bỏng từ lá sungLá sung kết hợp sao vàng và mỡ lợn có thể trị bỏng, làm lành vết vương.

Xem thêm:

  • Diếp cá - Loại rau quen thuộc có nhiều công dụng với sức khỏe.
  • Cây Cúc Tần – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, sưng vú

Dưới đây là bài thuốc dân gian từ lá sung có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng, tiêu viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi.

Nguyên liệu: Lá sung tươi (50g), vài giọt nhựa sung, 1 củ hành nhỏ

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da bị mụn nhọt.
  • Bôi nhựa sung hoặc hỗn hợp nhựa sung, lá sung giã nát, củ hành băm nhuyễn lên mụn.
  • Đắp kín nếu mụn chưa có mủ, hoặc đắp hở khi mụn đã có mủ.

Thời gian thực hiện: Đắp 2-3 lần/ngày cho đến khi mụn nhọt giảm sưng. Đối với sưng vú, thực hiện 1 lần mỗi ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ để hỗn hợp có thời gian tác dụng qua đêm.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Thử một ít hỗn hợp lên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng của da, tránh gây dị ứng. Với trường hợp sưng vú do tắc tuyến sữa (ở phụ nữ sau sinh), nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị thích hợp.
  • Mụn nhọt sẽ giảm dần và lặn sau vài ngày sử dụng liên tục. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ mang tính hỗ trợ và không thay thế cho phương pháp điều trị y tế.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị mụn nhọt, sưng vú từ lá sungLá sung tươi kết hợp giọt nhựa sung và củ hành nhỏ giúp trị sưng nhọt.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lá sung được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều hoạt chất giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Nguyên liệu: Lá sung bánh tẻ (300g), nước sạch (1 lít).

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá sung tươi, để ráo nước, vò sơ qua cho nát.
  • Cho lá sung vào nồi, đun sôi trong khoảng 15 phút.
  • Tắt bếp và ngâm lá thêm 5 phút, cho ra bát và uống khi còn ấm hoặc nguội đều được.

Thời gian thực hiện: Uống 2-3 lần mỗi ngày, duy trì liên tục 3-4 tuần để đạt được hiệu quả.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu đang dùng thuốc hạ đường huyết.Không dùng thay thế thuốc điều trị chính mà nên dùng như phương pháp hỗ trợ.
  • Nhiều người dùng phản hồi lá sung giúp ổn định đường huyết, giảm cảm giác khát nước, mệt mỏi. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc cơ địa và mức độ bệnh

Đọc thêm: Hoa hoè là gì? 9 bài thuốc chữa bệnh từ hoa hoè.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường từ lá sungĐun lá sung với nước sôi sau đó uống nhằm hỗ trợ trị tiểu đường hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Lá sung có tác dụng kháng viêm, làm lành niêm mạc dạ dày, giảm đau và hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu: 10-15 lá lá sung tươi (50-70g), nước sạch (1-1,5 lít)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá sung, cắt nhỏ hoặc vò nhẹ.
  • Đun lá sung với 1-1,5 lít nước sôi trong 15 phút.
  • Gạn lấy nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn.

Thời gian thực hiện: Uống liên tục trong 3-4 tuần để giảm các triệu chứng đau, khó tiêu, ợ hơi.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Không dùng khi có vết loét dạ dày nặng hoặc chảy máu. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh đồ cay nóng, rượu bia.
  • Lá sung giúp giảm nhanh các cơn đau, làm dịu niêm mạc dạ dày và cải thiện tiêu hóa, được nhiều người tin dùng như một phương pháp hỗ trợ an toàn.

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dàyĐun lá sung với nước sôi sau đó để ấm và uống giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng lá sung là gì? 

Lá sung được ứng dụng rộng rãi trong y học, đặc biệt hỗ trợ điều trị các vấn đề về bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, lá sung cũng có thể gây ra một số hạn chế. Dưới đây là 11 lưu ý quan trọng khi sử dụng lá sung để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Tương tác thuốc và kỵ dùng: Người bị đường huyết thấp không nên dùng lá sung vì có thể làm hạ đường huyết quá mức.
  • Liều lượng: Thường dùng 30-50g lá sung tươi hoặc phơi khô để sắc nước uống theo mục đích hỗ trợ điều trị, có thể tăng lên 300g theo hướng dẫn chuyên môn.
  • Cách dùng hiệu quả: Nấu nước lá sung uống hoặc dùng để xông, rửa hậu môn, đắp ngoài da tùy theo bệnh lý. Uống nước vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ giúp tăng hiệu quả.
  • Đối tượng sử dụng: Người lớn khỏe mạnh, người bị trĩ, tiểu đường, viêm da, đau dạ dày, bong gân, sốt cảm cúm...
  • Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người dị ứng với lá sung hoặc có bệnh thận cần thận trọng hoặc tránh dùng.
  • Tác dụng phụ: Dùng quá nhiều có thể gây tiêu chảy nhẹ, khô miệng hoặc hạ đường huyết quá mức ở người nhạy cảm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Cần thiết khi dùng lâu dài, đang dùng thuốc điều trị bệnh nền hoặc có bệnh lý phức tạp.
  • Chọn nguyên liệu sạch: Ưu tiên lá sung bánh tẻ, không quá non hoặc quá già, không sâu bệnh, không phun thuốc hóa học.
  • Thử phản ứng dị ứng: Nên thử một ít lá hoặc nước sắc trước khi dùng rộng rãi, đặc biệt với da nhạy cảm.
  • Cách bảo quản và sử dụng: Bảo quản lá tươi nơi khô ráo, thoáng mát; lá khô để trong lọ kín tránh ẩm mốc.
  • Kết hợp với các vị thuốc khác: Có thể phối hợp với lá lốt, ngải cứu, nghệ, cúc tần để tăng hiệu quả điều trị.
  • Chú ý khi dùng lâu dài: Chỉ nên dùng liên tục trong 2-4 tuần; nếu không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường, cần ngưng và đi khám bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng lá sung điều trị bệnh

Sử dụng lá sung chỉ có hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.

Xem thêm:

Ngải Cứu - Cây thuốc quý giúp cầm máu, giảm sưng và co trĩ.

Lá lốt - Loại rau được ví như loại thuốc quý.


COTRIPro - Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có hoạt chất từ lá sung

COTRIPro chứa chiết xuất từ lá sung, thành phần quan trọng có tác dụng làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức. Các hoạt chất tự nhiên trong lá sung như kaempferol, rutin, flavonoid và saponin còn có khả năng kháng viêm và làm lành vết thương, giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ một cách an toàn và hiệu quả. Sản phẩm COTRIPro được bào chế dưới hai dạng: viên uống và gel bôi. Viên uống giúp tăng cường sức bền thành mạch và hỗ trợ tiêu hóa, trong khi gel bôi tác động trực tiếp lên búi trĩ, giảm đau rát và làm săn se búi trĩ.

Liều dùng khuyến nghị:

  • Dạng viên uống: 4-6 viên mỗi ngày. Sau khi các triệu chứng giảm bớt, bạn có thể chuyển sang liều duy trì 4 viên/ngày trong khoảng 1-2 tháng. Giá COTRIPro viên: 135.000 VNĐ/ 20 viên & 490.000 VNĐ/ 80 viên.
  • Dạng COTRIPro gel: Sử dụng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài chiết xuất từ lá cây sung, COTRIPro còn chứa nhiều thành phần thảo dược như hoạt chất Quercetin được chiết xuất từ cúc tần giúp chống viêm. Tinh chất nghệ kết hợp với Piperin từ lá lốt có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Đặc biệt, gel COTRIPro sở hữu hệ gel Polycrylate crosspolymer, giúp các dược chất thẩm thấu sâu vào vùng điều trị, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

cotripro-chiet-xuat-hoat-chat-la-sung1.jpg
COTRIPro Gel chiết xuất từ lá sung giúp giảm đau rát, sung viêm do trĩ gây ra.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lá sung không chỉ là một loại thảo dược dễ tìm mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ hỗ trợ điều trị các bệnh lý như trĩ, viêm khớp đến cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Với các thành phần hoạt chất phong phú như flavonoids, saponins, và tannins, lá sung đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng quý giá trong y học cổ truyền và hiện đại. 

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm COTRIPro. Với các thành phần thảo dược thiên nhiên COTRIPro giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 11/07/2025
Đã kiểm duyệt nội dung
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hoa hòe - Vị thuốc quý cho sức khoẻ trong y học cổ truyền

Hoa hòe - Vị thuốc quý cho sức khoẻ trong y học cổ truyền

Hoa hòe (Styphnolobium japonicum), là một loại cây thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ Đông Á. Không chỉ được

Hoa hòe (Styphnolobium japonicum), là một loại cây thuộc họ

Sâm đương quy - Tác dụng và cách dùng trong các bài thuốc dân gian hiệu quả

Sâm đương quy - Tác dụng và cách dùng trong các bài thuốc dân gian hiệu quả

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ Cần (Apiaceae), được sử dụng rộng rãi trong y học

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ

Diếp cá - Loại Rau Quen Thuộc Có Nhiều Công Dụng Trong Bài Thuốc Dân Gian

Diếp cá - Loại Rau Quen Thuộc Có Nhiều Công Dụng Trong Bài Thuốc Dân Gian

Rau diếp cá (Houttuynia cordata) là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, nổi bật với tính mát

Rau diếp cá (Houttuynia cordata) là vị thuốc quen thuộc

LÁ LỐT - LOẠI RAU ĐƯỢC VÍ NHƯ LOẠI THUỐC QUÝ

LÁ LỐT - LOẠI RAU ĐƯỢC VÍ NHƯ LOẠI THUỐC QUÝ

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc dân gian quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong y học

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc dân gian

Ngải cứu - Công dụng và cách sử dụng hiệu quả cho sức khoẻ

Ngải cứu - Công dụng và cách sử dụng hiệu quả cho sức khoẻ

Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một loại thảo dược có tính ấm,vị cay hơi đắng

Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là

Lá sung -  Công dụng mang lại và những bài thuốc dân gian từ lá sung

Lá sung - Công dụng mang lại và những bài thuốc dân gian từ lá sung

Cây sung (Ficus glomerata Roxb), thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là loại thảo dược có tính bình và vị ngọt

Cây sung (Ficus glomerata Roxb), thuộc họ dâu tằm (Moraceae),

Nghệ - Bài thuốc quý trong y học dân gian

Nghệ - Bài thuốc quý trong y học dân gian

Nghệ (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tamil

Nghệ (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền

Cây cúc tần (Pluchea indica), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một loại thảo dược có tính mát và vị đắng,

Cây cúc tần (Pluchea indica), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là

Giấy Tiếp Nhận Đăng Ký Bản Công Bố Sản Phẩm COTRIPro

Giấy Tiếp Nhận Đăng Ký Bản Công Bố Sản Phẩm COTRIPro

Cotripro là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị các vấn đề do bệnh trĩ gây ra như trĩ

Cotripro là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị

CotriPro nhận huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

CotriPro nhận huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”

Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe và hàng ngàn hồ sơ xét duyệt, CotriPro đã nhận được giải thưởng

Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe và hàng ngàn

CotriPro Thái Minh tự hào đạt giải thưởng Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023

CotriPro Thái Minh tự hào đạt giải thưởng Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023

Có mặt trên thị trường từ năm 2018, viên uống và gel bôi CotriPro Thái Minh đã giúp hàng triệu

Có mặt trên thị trường từ năm 2018, viên uống

Tạm biệt trĩ - Tết vui hết ý cùng COTRIPro

Tạm biệt trĩ - Tết vui hết ý cùng COTRIPro

Hòa chung không khí hân hoan chuẩn bị đón chào một năm mới, COTRIPro có chương trình tri ân đặc

Hòa chung không khí hân hoan chuẩn bị đón chào

COTRIPro - Xứng tầm thương hiệu quốc gia

COTRIPro - Xứng tầm thương hiệu quốc gia

Ngày 4/11/2024, COTRIPro vinh dự được Bộ Công Thương vinh danh là Thương hiệu quốc gia. Đây là cột mốc

Ngày 4/11/2024, COTRIPro vinh dự được Bộ Công Thương vinh

Cách tích điểm CotriPro: Đủ 6 điểm là nhận quà miễn phí

Cách tích điểm CotriPro: Đủ 6 điểm là nhận quà miễn phí

CotriPro là sản phẩm dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại với các triệu chứng chảy máu, sa búi

CotriPro là sản phẩm dùng cho người bị trĩ nội,

Diện mạo mới - Quà phơi phới khi mua và tích điểm CotriPro lọ 80 viên mới

Diện mạo mới - Quà phơi phới khi mua và tích điểm CotriPro lọ 80 viên mới

Nhân dịp ra mắt dạng lọ 80 viên mới, CotriPro dành tặng Quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI khi mua

Nhân dịp ra mắt dạng lọ 80 viên mới, CotriPro

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...