Nghệ – Thảo Dược Giúp Kháng Viêm Và Làm Dịu Búi Trĩ

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ. Củ nghệ mọc dưới mặt đất và có phần ruột màu vàng cam đặc trưng, tím nhạt hoặc màu nâu sẫm tùy theo giống cây. Nghệ chứa hàm lượng cao curcumin - hoạt chất chính mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm các triệu chứng của bệnh trĩ như đau, sưng và chảy máu ở vùng hậu môn.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về, các thành phần hoạt chất và công dụng nổi bật của nghệ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ giới thiệu các cách sử dụng hiệu quả, Tìm hiểu chi tiết cách dùng nghệ để cải thiện bệnh trĩ hiệu trong nội dung dưới đây!

Nghệ
Nghệ là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về nghệ trong bài viết dưới đây.

Nghệ là gì?

Nghệ (tên khoa học: Curcuma longa) là cây thân thảo thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) được trồng chủ yếu để lấy củ làm dược liệu và gia vị. Củ nghệ, còn được biết đến với các tên gọi như nghệ nhà, nghệ ta hay khương hoàng, uất kim. Củ có hình trụ ở dưới mặt đất, vỏ ngoài của củ nghệ có màu nâu xám, còn phần ruột bên trong màu vàng cam, tỏa ra hương thơm đặc trưng, vị cay nồng và chứa curcumin, một hợp chất có nhiều công dụng trong y học. (Wikipedia – Nghệ).

Nghệ có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tamil Nadu, phía đông nam Ấn Độ, được trồng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và đất tơi xốp, hiện nay được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam, nghệ phân bố nhiều ở các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Bắc Ninh và khu vực Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk).

Nghệ là gì
Nghệ là cây thân thảo thuộc họ Gừng thường được dùng làm dược liệu và gia vị.

Về mặt hóa học, nghệ chứa các hợp chất như curcuminoid, trong đó curcumin là hoạt chất chính chiếm khoảng 3.14% trong tinh chất nghệ. Curcumin, với tên hóa học là (1E,6E)-1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion, nổi bật với tính kháng viêm, chống oxy hóa và khả năng làm lành vết thương. Ngoài ra, củ nghệ còn chứa tinh dầu với các hợp chất như turmerone và zingiberene. Các thành phần này không chỉ mang lại màu sắc đặc trưng mà còn đóng góp vào những lợi ích sức khỏe của nghệ.

Một nghiên cứu của Yicheng Liang và các cộng sự (2024) chỉ ra rằng Curcumin trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm lành vết thương trong điều trị bệnh trĩ. Cụ thể, curcumin có khả năng liên kết với các thụ thể TLRs và điều chỉnh các con đường tín hiệu viêm như MAPK, NF-κB, và AP-1, giúp giảm mức độ các chất trung gian viêm như IL-1β, IL-6, TNF-α, NO và iNOS, từ đó đạt được hiệu quả chống viêm. Bên cạnh đó, curcumin còn thúc đẩy quá trình lành vết thương thông qua các hoạt động chống nhiễm trùng, chống oxy hóa, cùng với khả năng hỗ trợ tái tạo mô. *(Nguồn)

Được sử dụng phổ biến nhưng đôi khi củ nghệ dễ bị nhầm lẫn với củ riềng và củ gừng. Củ nghệ có hình trụ và phần ruột màu vàng sáng, còn củ riềng có hình trụ dài, vỏ ngoài đỏ nâu, vị cay hơn nhưng không đắng. Củ gừng lại có hình đốt hình tròn hoặc phân nhánh, với mùi thơm mạnh và vị cay nồng.

Phân biệt nghệ với các loại khác
Phân biệt giữa củ nghệ gừng và riềng .

Thành phần hoạt chất trong nghệ gồm những gì?

Tinh nghệ chứa nhiều hoạt chất có giá trị như Curcumin, tinh dầu nghệ, Turmeron, Zingiberen và Polysaccharid. Trong đó curcumin là hợp chất phenolic chủ yếu, chiếm khoảng 60%, nổi bật với tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp ức chế các yếu tố gây viêm như COX và LOX, đồng thời giảm đau và kháng khuẩn, giúp bảo vệ và làm lành niêm mạc.

Tinh dầu nghệ chứa các hợp chất terpen (Alpha và beta pinen, Camphen, Limonen, Terpinen, Caryophyllen, Linalool, Borneol) và Zingiberen có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau, hỗ trợ quá trình hồi phục và làm giảm triệu chứng viêm tại vùng hậu môn. Hợp chất turmeron (A và B) có tác dụng ức chế men lipoxygenase, giúp giảm viêm, trong khi Polysaccharid như Ukonan A, B, và C có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo mô, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Khi áp dụng tinh nghệ vào việc chữa trị bệnh trĩ, curcumin giúp ức chế các yếu tố gây viêm, làm giảm sưng tấy và đau ở vùng hậu môn, đồng thời bảo vệ các niêm mạc. Hoạt tính kháng khuẩn của nó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát trong các vết thương do trĩ. Tinh dầu nghệ tạo một lớp bảo vệ cho các vết thương, góp phần vào việc làm dịu và giảm ngứa.

Bên cạnh đó, các turmeron và polysaccharid giúp cải thiện tình trạng viêm sưng và thúc đẩy tái tạo mô, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sự kết hợp này tạo nên một phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách toàn diện, mang lại cảm giác dễ chịu và hiệu quả lâu dài.(*Nguồn)

Thành phần hoạt chất trong nghệ
Nghệ chứa nhiều hoạt chất có lợi trong điều trị bệnh trĩ.

Nghệ có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Trong Đông Y, nghệ có tính mát, vị cay đắng và hơi ngọt, có tác dụng phá huyết ứ, phù hợp trong việc điều trị bệnh trĩ. Nguyên nhân của bệnh trĩ thường do thấp nhiệt ứ trệ ở trực tràng dẫn đến máu bị ứ trệ, giãn mạch và gây viêm. Do đó, việc sử dụng nghệ có thể giúp giảm thiểu tình trạng sung huyết, cải thiện các triệu chứng khó chịu và hỗ trợ quá trình hồi phục cho người bệnh. Nghệ không chỉ giúp làm dịu cảm giác đau đớn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách an toàn và hiệu quả.

Nghiên cứu của Javad Sharifi-Rad và các cộng sự (2020) trong bài nghiên cứu Nghệ và hợp chất chính curcumin đối với sức khỏe: Chỉ ra thành phần curcumin có trong nghệ, đã được chứng minh là có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa. Báo cáo này khẳng định rằng curcumin, thành phần hoạt tính chính có trong nghệ, có khả năng giảm viêm và sưng tấy, từ đó giúp giảm đau ở vùng hậu môn, ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Bên cạnh đó, nghệ có tính kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và nấm, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát ở các vết nứt vết loét do trĩ.  Ngoài ra, nghệ còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ tiêu hóa, từ đó làm giảm táo bón, một trong những nguyên nhân chính gây ra trĩ. Qua những tác dụng này, nghệ là thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.

công dụng của nghệ đối với bệnh trĩ
Curcumin có trong nghệ đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm tình trạng viêm khi bị trĩ.

7  bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng nghệ tại nhà

Dưới đây là 7 bài phương pháp sử dụng nghệ tươi và bột nghệ trong điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

  • Thoa nước nghệ tươi nguyên chất: Phương pháp đơn giản dễ thực hiện giúp giảm viêm, sưng, làm dịu vùng da tổn thương.  
  • Ngâm rửa hậu môn bằng nghệ tươi với muối ăn: Phương pháp hiệu quả để làm sạch, kháng viêm, hỗ trợ giảm ngứa và khó chịu.
  • Xông hơi bằng nghệ tươi và lá lốt: Phương pháp thư giãn có tác dụng kháng viêm. Hơi nước nóng làm cho các hoạt chất trong nghệ và lá lốt thẩm thấu vào vùng bị ảnh hưởng, giúp giảm đau và sưng tấy. 
  • Xông bằng nghệ tươi và các loại thảo dược khác: Kết hợp nghệ tươi với các loại thảo dược khác như cúc tần, ngải cứu hay lá sung để xông hơi sẽ gia tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
  • Uống hỗn hợp tinh bột nghệ với mật ong: Phương pháp đơn giản giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ giảm viêm hiệu quả từ bên trong.
  • Thoa tinh bột nghệ với bơ: Hỗn hợp này có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu và giảm đau tại vùng hậu môn, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Thoa hỗn hợp tinh bột nghệ và nha đam: Sự kết hợp này không chỉ giúp giảm viêm mà còn cung cấp độ ẩm cho da, giúp làm mềm và làm dịu những vùng da tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.

Thoa nước nghệ tươi nguyên chất

Phương pháp này rất đơn giản,  chuẩn bị một củ nghệ tươi đã rửa sạch và giã nhuyễn, sau đó pha với một ít nước lọc và vắt lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước cốt này chấm lên búi trĩ hoặc vùng hậu môn. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để giảm đau, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả.

Phương pháp này thường phù hợp cho những trường hợp bệnh trĩ nhẹ, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa và đau rát.

thoa nước nghệ tươi
Cây cúc tần là một loài thảo dược thuộc họ Cúc Asteraceae có nhiều công dụng trong đông y.

Sử dụng nước cốt nghệ tươi thoa cũng giúp giảm ngứa hiệu quả khi bị trĩ

Ngâm rửa hậu môn bằng nghệ tươi với muối ăn

Ngâm rửa vùng hậu môn bằng nghệ tươi kết hợp với muối ăn là một phương pháp điều trị bệnh trĩ dân gian hiệu quả để làm sạch và kháng viêm. Muối ăn có khả năng sát trùng, hỗ trợ giảm ngứa, trong khi nghệ giúp làm lành vết thương.

Để thực hiện bạn cần chuẩn bị 1 củ nghệ tươi, 1 thìa muối, 1 quả sung và 2 bó rau diếp cá. Rửa sạch diếp cá, giã nát nghệ, bổ đôi quả sung, cho tất cả vào nồi và thêm 2 lít nước. Nấu trong khoảng 15 phút, sau đó để nguội và dùng nước này để ngâm rửa hậu môn.

Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho bệnh trĩ ở cấp độ 1, giúp kháng viêm và làm sạch vùng tổn thương.

ngâm hậu môn bằng nghệ vào muối
CNgâm rửa hậu môn bằng nghệ với muối giúp sát khuẩn hiệu quả.

Xông hơi bằng nghệ tươi và lá lốt

Phương pháp xông hơi này sẽ mang đến cảm giác thư giãn. Hơi nước nóng làm cho các hoạt chất trong nghệ và lá lốt thẩm thấu vào hậu môn, giúp giảm đau và sưng tấy.

Nguyên liệu để xông bao gồm 2 củ nghệ tươi được rửa và thái nhỏ và 100g lá lốt. Tiếp theo, đun sôi 2 lít nước, sau đó cho nghệ và lá lốt vào, tiếp tục nấu trong khoảng 5 phút. Sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn, bạn có thể xông hơi bằng hỗn hợp nước này và khi nước nguội, hãy sử dụng để rửa sạch vùng hậu môn nhằm tăng cường hiệu quả điều trị.  

Xông hơi phù hợp cho những người mắc bệnh trĩ nhẹ (cấp 1 hoặc 2) và có thể làm biện pháp hỗ trợ cho bệnh trĩ nặng cấp 3 hoặc 4, giúp giảm các cơn đau và triệu chứng khó chịu một cách hiệu quả.

Xông hơi bằng nghệ tươi và lá lốt
Xông hơi bằng nghệ tươi kết hợp lá lốt giúp thư giãn và làm dịu vùng hậu môn.

Xông bằng nghệ tươi và các loại thảo dược khác

Kết hợp nghệ tươi với các loại thảo dược khác như cúc tần, ngải cứu, lá sung để xông hơi là phương pháp dân gian để tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. 

Trước khi xông, cần giã nhuyễn hỗn hợp gồm 5 trái bồ kết, 1 củ nghệ, lá sung, ngải cứu, lá lốt và cúc tần. Đun hỗn hợp với 2 lít nước trong khoảng 10 phút, rồi đổ ra chậu và ngồi vào để xông hậu môn. Khi không còn hơi nóng, bạn có thể dùng nước này để rửa sạch vùng hậu môn.

Phương pháp này phù hợp cho những trường hợp bệnh trĩ cấp độ 2 hoặc 3, giúp hỗ trợ làm giảm đau hiệu quả và hạn chế tái phát bệnh nhờ vào sự kết hợp giữa các loại thảo dược.

Xông hơi bằng nghệ tươi kết hợp thảo dược
Xông hơi là một liệu pháp vừa giúp thư giãn vừa giúp giảm đau hiệu quả.

Uống tinh bột nghệ pha với mật ong 

Để sử dụng bột nghệ với mật ong để điều trị bệnh trĩ, bạn chỉ cần pha 1 thìa bột nghệ với 2 thìa mật ong trong nước ấm, khuấy đều cho đến khi hòa tan. Nên chia thành hai lần uống trong ngày là buổi sáng lúc dạ dày rỗng và buổi tối trước khi đi ngủ. 

Mật ong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kháng khuẩn và kháng viêm, trong khi bột nghệ giúp giảm táo bón co búi trĩ và hỗ trợ hồi phục các vết loét. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.

Uống hỗn hợp tinh bột nghệ với mật ong thường phù hợp cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thường là ở cấp độ 1 và 2. Phương pháp này giúp làm giảm các triệu chứng viêm, đau và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.

uống bột nghệ pha với mật ong
Uống hỗn hợp bột nghệ với mật ong giúp cải thiện tình trạng viêm và giảm táo bón.

Thoa tinh bột nghệ với bơ

Một phương pháp hiệu quả khác để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ là thoa hỗn hợp tinh bột nghệ với bơ. Trộn đều ½ thìa tinh bột nghệ với 1 thìa bơ đến khi tạo thành hỗn hợp sệt. Sau đó, dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên búi trĩ 2 lần mỗi ngày. 

Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy nhớ vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng hậu môn trước khi thoa, điều này giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 

Thoa tinh bột nghệ với bơ giúp giảm viêm và đau nhức, đồng thời cung cấp độ ẩm cho vùng da bị tổn thương, hỗ trợ quá trình lành vết thương cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ 1. Tuy nhiên phương pháp này sẽ ít hiệu quả đối với những trường hợp bệnh trĩ nặng, chỉ nên được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ.

Thoa hỗn hợp bột nghệ và bơ
Kết hợp bột nghệ với bơ thoa lên vùng hậu môn giúp làm dịu và giảm ngứa hiệu quả.

Thoa hỗn hợp tinh bột nghệ và nha đam

Trong nha đam có chứa enzym Bradykinin, giúp giảm đau, kháng viêm và thúc đẩy quá trình lành tổn thương một cách tự nhiên. 

Để thực hiện, bạn cho ½ thìa tinh bột nghệ với 1 thìa  gel nha đam, khuấy đều hoà tan. Sau đó, thoa đều hỗn hợp này lên búi trĩ và những vùng xung quanh. Nên thực hiện mỗi ngày một lần để đạt hiệu quả tốt nhất, giúp làm dịu, hạn chế sự phát triển của búi trĩ mà không gây tác dụng phụ.

Phương pháp này hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau, sưng và viêm nhiễm, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục tự nhiên cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (trĩ cấp độ 1).

Bột nghệ và nha đam
Thoa bột nghệ và nha đam giúp làm lành vết thương và giảm sưng viêm do trĩ gây ra.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

COTRIPro - Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với chiết xuất từ nghệ

COTRIPro chứa chiết xuất từ tinh chất nghệ, thành phần quan trọng có tác dụng kháng viêm, giảm đau và tiêu huyết ứ búi trĩ. Hoạt chất Curcumin trong tinh chất nghệ giúp giảm sưng viêm, thúc đẩy lưu thông máu đến vùng tổn thương. Trong viên uống COTRIPro, tinh chất nghệ  kết hợp với lá lốt tạo thành hoạt chất TumeroPine, giúp tiêu diệt vi khuẩn và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Curcumin có một số dẫn xuất như: Tetrahydrocurcumin, Dihydrocurcumin, Octahydrocurcumin, Hexahydrocurcumin, Curcumin sulfat, Curcumin glucoronide,... Ngoài ra còn có các dẫn xuất tổng hợp có thể có được với các biến đổi hóa học như nhóm Phenolic Hydroxyl, Acyl hóa, Alkyl hóa, Glycosyl hóa, và Axit Amin hóa (*Nguồn). Các dẫn xuất này của curcumin được nghiên cứu với tiềm năng chống viêm, chống oxy hóa và cải thiện tuần hoàn máu, từ đó có thể hỗ trợ giảm triệu chứng và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

COTRIPro là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, được bào chế dưới hai dạng: viên uống và gel bôi. Gel bôi giúp tác động trực tiếp lên búi trĩ, hỗ trợ giảm đau rát, chảy máu và làm săn se búi trĩ. Trong khi đó, viên uống COTRIPro giúp tăng cường sức bền thành mạch, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, từ đó hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

Sự kết hợp giữa viên uống và gel bôi (trong uống ngoài bôi) mang lại hiệu quả toàn diện, giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu và phòng ngừa bệnh tái phát. Liều dùng khuyến nghị:

  • Dạng viên uống: 4-6 viên/ngày. Khi triệu chứng thuyên giảm, có thể chuyển sang liều duy trì 4 viên/ngày trong 1-2 tháng.
  • Dạng gel bôi: Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Ngoài tinh chất nghệ, COTRIPro còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như Quercetin chiết xuất từ cúc tần, Yomogin chiết xuất từ ngải cứu, lá sung. Đặc biệt, gel COTRIPro được tích hợp hệ gel Polycrylate crosspolymer giúp dược chất thẩm thấu nhanh chóng và phát huy hiệu quả tối ưu.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

cotripro chiết xuất từ tinh nghệ
COTRIPro Gel với chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

4 Lưu ý khi dùng nghệ điều trị bệnh trĩ tại nhà

Sử dụng nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng bạn cần lưu ý 4 điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Pha với nước ấm: Hòa bột nghệ với nước ấm để tránh tình trạng vón cục. Tránh uống khi đói mà hãy sử dụng sau bữa ăn. Nếu có vấn đề về dạ dày, nên uống sau ăn khoảng 30 phút để giảm nguy cơ khó chịu.
  • Phù hợp với trĩ nhẹ: Nghệ chỉ nên được áp dụng cho bệnh trĩ cấp độ nhẹ (cấp độ 1), chủ yếu nhằm giảm đau và hạn chế sự phát triển của búi trĩ. Đối với trường hợp bệnh nặng, cần thăm khám bác sĩ.
  • Chống chỉ định cho một số đối tượng: Không sử dụng cho phụ nữ mang thai, người bị rong kinh hoặc trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng: Mặc dù nghệ là thảo dược thiên nhiên, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về bài thuốc để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng.
Lưu ý khi sử nghệ để trị bệnh trĩ
Sử dụng nghệ chỉ cải thiện tình trạng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.

Nghê là một trong những thảo dược tự nhiên có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nhờ đặc tính kháng viêm, giảm đau và giúp làm lành tổn thương, nghệ đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ.

COTRIPro là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả cho những ai đang gặp phải các vấn đề như đau rát, sưng viêm, chảy máu khi đi đại tiện. Với chiết xuất từ tinh chất nghệ kết hợp cùng các thảo dược tự nhiên khác, COTRIPro giúp giảm nhanh triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi vùng hậu môn, mang lại cảm giác thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

Cập nhật lúc: 21/04/2025
Đã kiểm duyệt nội dung
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đương Quy - Vị thuốc quý giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả

Đương Quy - Vị thuốc quý giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ Cần (Apiaceae), được sử dụng rộng rãi trong y học

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ

Diếp Cá - Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp Giảm Đau, Kháng Viêm Hiệu Quả

Diếp Cá - Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp Giảm Đau, Kháng Viêm Hiệu Quả

Diếp cá là thảo dược họ lá giấp, thuộc họ rau gia vị, nổi bật với tính mát và vị

Diếp cá là thảo dược họ lá giấp, thuộc họ

Lá Lốt - Vị Thuốc Tự Nhiên Giúp Giảm Đau, Sưng Viêm Do Trĩ Hiệu Quả

Lá Lốt - Vị Thuốc Tự Nhiên Giúp Giảm Đau, Sưng Viêm Do Trĩ Hiệu Quả

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, thường được sử dụng để

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc quen thuộc

Ngải Cứu - Cây Thuốc Quý Giúp Cầm Máu, Giảm Sưng Và Hỗ Trợ Co Trĩ Hiệu Quả

Ngải Cứu - Cây Thuốc Quý Giúp Cầm Máu, Giảm Sưng Và Hỗ Trợ Co Trĩ Hiệu Quả

Ngải cứu là một loại cây thuốc thuộc họ Cúc (Asteraceae), có lá màu xanh đậm, mọc đối và có

Ngải cứu là một loại cây thuốc thuộc họ Cúc

Lá Sung - Giải Pháp Giúp Giảm Sưng Phục Hồi Tổn Thương Do Trĩ

Lá Sung - Giải Pháp Giúp Giảm Sưng Phục Hồi Tổn Thương Do Trĩ

Cây sung là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae), trong đó lá sung là một thành phần dược liệu

Cây sung là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae),

Nghệ –  Thảo Dược Giúp Kháng Viêm  Và Làm Dịu Búi Trĩ

Nghệ – Thảo Dược Giúp Kháng Viêm Và Làm Dịu Búi Trĩ

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Giúp Làm Dịu Búi Trĩ, Giảm Đau Rát

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Giúp Làm Dịu Búi Trĩ, Giảm Đau Rát

Cây cúc tần (Pluchea indica) là một loài thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tính mát và vị đắng.

Cây cúc tần (Pluchea indica) là một loài thảo dược

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...