Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Giúp Làm Dịu Búi Trĩ, Giảm Đau Rát

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Cây cúc tần (Pluchea indica) là một loài thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tính mát và vị đắng. Loài cây này được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền ở các nước phương Đông như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, có công dụng điều trị ho, cảm sốt nhức đầu và các vấn đề về đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh trĩ. 

Lá cúc tần chứa nhiều hợp chất quý giá như flavonoid và phenolic, giúp kháng viêm, se mạch máu và giảm sưng đau vùng hậu môn. Đây là một phương thuốc tự nhiên dễ tìm, chi phí thấp mà lại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Theo nghiên cứu của Senvorasinh và các cộng sự được thực hiện bởi Khoa Hóa Học, Đại học Khon Kaen -Thái Lan vào năm 2019 có tên “Anti-Hemorrhoidal Activity of Pluchea indica Leaves Aqueous Extract in Croton Oil-Induced Hemorrhoids in Experimental Animals”.  (Tạm dịch: Hoạt tính chống trĩ của dịch chiết nước lá Cúc tần trên mô hình trĩ gây bởi dầu Croton ở động vật thí nghiệm.)

Nghiên cứu cho thấy việc uống chiết xuất từ lá cây cúc tần với liều 50mg/kg/ngày đã làm giảm đáng kể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ do dầu croton gây ra ở chuột, thể hiện qua việc giảm trọng lượng lách và trực tràng, cũng như mức độ tổn thương trực tràng giảm đáng kể. (*Nguồn)

Bài viết này COTRIPro sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, công dụng, cách sử dụng cây cúc tần để điều trị bệnh trĩ tại nhà và loại thuốc có chứa thành phần cúc tần này cũng như những lưu ý khi dùng.

Cây cúc tần
Cây cúc tần là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cây cúc tần là gì?

Cây cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica và còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây lức, băng phiến ngải, hay cây từ bi. Đây là một loài thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae), thường được tìm thấy ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á, đặc biệt là tại Malaysia và Ấn Độ. Tại Việt Nam, cúc tần thường sinh trưởng ở các vùng sườn đồi, nhất là các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình,Thanh Hóa, Ninh Bình.(*Nguồn)

Lá của cây cúc tần có màu xanh lục nhạt, hình trứng ngược với đỉnh nhọn, mép lá răng cưa và được phủ bởi lớp lông tơ mịn. Những chiếc lá này mọc so le, có cuống ngắn hoặc đôi khi không cuống, với phiến lá mỏng như màng. Phần gốc lá thường tù và các gân lá sắp xếp theo hình lông chim, tạo nên khoảng giữa các gân giống như giấy da. Đặc biệt, khi lá bị nghiền nát, chúng phát ra một mùi thơm dễ chịu. Rễ của cây cúc tần thì có cấu trúc cọc với các sợi rễ mềm mại, giúp cây phát triển ổn định và hấp thụ tốt dinh dưỡng từ đất.

Trong một nghiên cứu toàn diện về cây cúc tần của Ibrahim và cộng sự “Phytoconstituents and Pharmacological Activities of Indian Camphorweed (Pluchea indica): A Multi-Potential Medicinal Plant of Nutritional and Ethnomedicinal Importance” vào năm 2022 được xuất bản trên tạp chí MDPI, đã chỉ ra:

Có tổng cộng 122 hợp chất chủ yếu trong cây cúc tần bao gồm nhiều hợp chất chính như terpen, sterol, dẫn xuất axit caffeoylquinic, flavonoid, phenolic, lignan và thiophene .Đặc biệt hợp chất Quercetin được chiết xuất từ lá và rễ cây cúc tần có khả năng kháng viêm và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, đặc biệt trong việc hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương của bệnh trĩ. (*Nguồn)

Cây cúc tần là gì?
Cây cúc tần là một loài thảo dược thuộc họ Cúc Asteraceae có nhiều công dụng trong đông y.

Thành phần hoạt chất trong cây cúc tần gồm những gì?

Cây cúc tần hay còn gọi là Pluchea indica, chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, các thành phần này có nhiều công dụng như giảm đau, giảm viêm và đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Một số hợp chất chính có trong cây cúc tần bao gồm:

  • Flavonoid và Tanin: Các hợp chất này có tác dụng làm se, giảm sưng viêm và cầm máu cho búi trĩ. Chúng cũng giúp tăng cường độ bền cho thành mạch máu, từ đó giảm thiểu tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Tinh dầu (gồm α-pinen, benzyl acetate, linalool, eugenol):
    • Borneol, camphor và cineol: Có khả năng kháng vi khuẩn, giảm đau và chống viêm tại chỗ.
    • Eugenol: Chất này hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm đau và kháng viêm.
  • Các hợp chất khác:
    • Vitamin C: Được chứng minh là tăng cường khả năng tái tạo mô và làm lành vết thương.
    • Hợp chất phenolic: Có tính chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc.

Sự kết hợp độc đáo của các hoạt chất này không chỉ mang lại tính hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ mà còn giúp cây cúc tần nổi bật hơn so với nhiều dược liệu khác.

 

Theo nghiên cứu của Ibrahim và các cộng sự (2022) cũng đã chỉ ra cây cúc tần chứa đến 122 hợp chất chủ yếu, nhiều trong số đó được chứng minh có khả năng kháng viêm và hỗ trợ phục hồi mô tổn thương. (*Nguồn).

Kết quả này khẳng định công dụng của cây cúc tần như một thảo dược tự nhiên an toàn và hiệu quả trong điều trị các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh trĩ, mở ra hướng đi mới cho việc sử dụng dược liệu trong y học hiện đại.

Thành phần hoạt chất trong cúc tần
Cúc tần chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, kháng viêm.

Cây cúc tần có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?

Trong Đông Y, Cây cúc tần được biết đến với vị đắng, tính mát, quy kinh vào phế và thận. Dân gian thường sử dụng loại cây này để điều trị nhiều chứng bệnh như cảm sốt, thấp khớp, đau nhức xương, lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng và cầm máu. Đặc biệt, các hợp chất chống viêm có trong lá cúc tần giúp làm giảm đau và viêm tại vùng hậu môn, giúp người bệnh trĩ cảm thấy dễ chịu hơn. 

Tinh dầu có trong lá cúc tần khi xông hơi có tác dụng giãn mạch ngoại biên, tăng cường tuần hoàn máu và kích thích tuyến mồ hôi, từ đó giúp đào thải độc tố  ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, vitamin C và carotene trong cây cúc tần cũng có tác dụng sát khuẩn và làm lành vết thương, giúp giảm tổn thương và cải thiện quá trình phục hồi ở niêm mạc hậu môn.

Trong y khoa hiện đại, cây cúc tần đã được nghiên cứu và ứng dụng trong việc chiết xuất các hoạt chất kháng viêm, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Hợp chất axit 4,5-O-dicaffeoylquinic cùng với các dẫn xuất flavonoid (chẳng hạn như quercetin) giúp chống oxy hóa mạnh, làm giảm tổn thương do viêm trong các mô trĩ. Ngoài ra, các hợp chất như axit 1,3,4,5-tetra-O-caffeoylquinic ức chế hoạt động của collagenase và metalloproteinase (MMP-2/-9), hỗ trợ quá trình sửa chữa mô niêm mạc trực tràng. Phần etyl axetat từ lá cúc tần (EFPI) cũng đã được chứng minh có khả năng ức chế sự chuyển vị hạt nhân NF-κB p65, từ đó ngăn chặn các con đường viêm nhiễm. 

Trong một nghiên cứu của tác giả Katherine A Lyseng-Williamson 1 và Caroline M Perry về đánh giá việc sử dụng phân đoạn flavonoid tinh khiết được vi phân (MPFF) trong điều trị bệnh trĩ, MPFF trong cúc tần có thể làm giảm các triệu chứng của trĩ nội cấp độ I hoặc II. MPFF cũng được khuyến cáo nên là phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh trĩ độ I–II và trĩ độ III nhẹ, điều này đã chứng minh được tác dụng của cúc tần trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. (*Nguồn)

Công dụng của cúc tần trong điều trị bệnh trĩ
Hoạt chất flavonoid trong cúc tần hiệu quả trong việc điều trị trĩ nội độ 1 và độ 2.

Cách dùng cây cúc tần để chữa bệnh trĩ hiệu quả

Dưới đây là 3 phương pháp sử dụng cây cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả mà bạn nên tham khảo:

  • Xông hơi cây cúc tần cùng các thảo dược khác: Giúp giãn mạch và giảm viêm.
  • Uống nước cốt lá cúc tần: Cung cấp dưỡng chất và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Đắp trực tiếp lá cúc tần: Giảm đau và làm dịu vùng tổn thương.

Đắp trực tiếp lá cúc tần

Bài thuốc đắp lá cúc tần để chữa bệnh trĩ có nguồn gốc từ Ấn Độ, được biết đến với hiệu quả tích cực trong việc làm giảm triệu chứng bệnh. 

Cách thực hiện: Nguyên liệu cần chuẩn bị là một nắm lá cúc tần tươi (10-20 lá), Sau đó bạn rửa sạch lá cúc tần để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Tiếp theo, bạn giã nhuyễn lá cúc tần cho đến khi đạt được hỗn hợp mịn và đắp lá cúc tần đã giã nhuyễn lên vùng hậu môn và giữ nguyên trong khoảng 15 phút.

Tần suất sử dụng: Đắp lá cúc tần liên tục mỗi ngày trong khoảng 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

*Lưu ý: Bạn nên vệ sinh khu vực hậu môn sạch sẽ trước và sau khi đắp lá để tránh bị viêm nhiễm. Phương pháp đắp lá chỉ áp dụng cho bệnh trĩ cấp độ 1 mới khởi phát, việc đắp lá giúp chống viêm, kháng khuẩn giúp vết thương nhanh lành.

đắp trực tiếp lá cúc tần
Đắp trực tiếp lá cúc tần giúp làm dịu vùng tổn thương

Uống nước cốt lá cúc tần

Uống nước cốt lá cúc tần là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hữu hiệu, đặc biệt đối với bệnh nhân trĩ nội. Mặc dù nước cốt hơi khó uống, nhưng nó có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện: Bạn cần chuẩn bị 15g lá cúc tần tươi và sau đó rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Tiếp theo giã nát lá cúc tần và vắt lấy nước cốt từ lá đã giã để sử dụng.

Tần suất sử dụng: Đối với phương pháp này, bạn hãy kiên trì uống nước cốt 1 lần mỗi ngày trong nhiều ngày liên tiếp để đạt được kết quả tốt nhất cho sức khỏe.

Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ trước khi sử dụng nước cốt lá cúc tần cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp uống nước cốt cúc tần thường phù hợp cho việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ (ở cấp độ 1 hoặc 2). Nó giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau và cải thiện chức năng tiêu hóa, nhưng không thể thay thế cho các phương pháp điều trị y tế đối với trường hợp bị trĩ nặng cấp độ 3 hoặc 4.

Uống nước lá cúc tần
Uống nước cốt lá cúc tần giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón.

Xông hơi bằng cây cúc tần kết hợp các loại thảo dược khác

Xông hơi bằng cây cúc tần là một bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm đau và làm dịu vùng tổn thương. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu, mỗi loại 100g và vài lát nghệ tươi. 

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó đun sôi các nguyên liệu với khoảng 1.5 lít nước. Khi nước sôi, đổ nước ra chậu và tiến hành xông hậu môn trong khoảng 15 phút. Khi nước nguội, bạn có thể ngâm hoặc rửa sạch hậu môn thêm 10-15 phút.

Tần suất thực hiện: Thực hiện xông hậu môn đều đặn 2-3 lần mỗi tuần trong khoảng 2 tháng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả. Bạn nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành xông để tránh viêm nhiễm và điều chỉnh nhiệt độ nước độ nước phù hợp khi xông tránh nước quá nóng có thể gây bỏng. 

Lưu ý: Phương pháp xông hậu môn chỉ phù hợp với bệnh trĩ giai đoạn nhẹ ở cấp độ I hoặc II. Hơi nóng kết hợp với tinh chất từ lá cúc tần giúp lưu thông máu, giảm viêm và làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được áp dụng như một liệu pháp hỗ trợ bên cạnh việc điều trị chính.

Xông hậu môn bằng lá cúc tần
Xông hậu môn bằng lá cúc tần giúp giãn mạch và giảm viêm.

Việc kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ, mặc dù cần thời gian để thấy được hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp này bạn nên duy trì vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi thực hiện để tránh viêm nhiễm.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

COTRIPro - Sản phẩm được chiết xuất từ cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

COTRIPro chứa chiết xuất từ cây cúc tần, một thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ làm co búi trĩ. Đặc biệt, trong cúc tần có chứa Quercetin – một hoạt chất quan trọng giúp giảm sưng viêm, bảo vệ vùng tổn thương và tăng cường sức bền của mao mạch, từ đó hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh trĩ.

COTRIPro là thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, được bào chế dưới hai dạng: viên uống và gel bôi. Ngoài cúc tần, COTRIPro còn kết hợp nhiều thành phần thiên nhiên khác như Rutin, Cao đương quy, Lá lốt, Diếp cá, Slippery Elm, Tinh nghệ và các hoạt chất khác giúp tăng cường hiệu quả giảm sưng viêm, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ làm co búi trĩ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên sử dụng COTRIPro theo liều lượng khuyến nghị:

  • Dạng viên uống: Dùng 4-6 viên/ngày, khi triệu chứng thuyên giảm có thể duy trì 4 viên/ngày trong 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.
  • Dạng gel bôi: Sử dụng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

Ngoài ra, người dùng nên kết hợp giữa viên uống và gel bôi (trong uống ngoài bôi) mang lại hiệu quả toàn diện, giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra và ngăn ngừa bệnh tái phát. Nhiều người dùng COTRIPro đã nhận thấy sự cải thiện sau 3-5 ngày sử dụng, và thời gian hỗ trợ điều trị có thể kéo dài từ 2-3 tháng tùy vào tình trạng bệnh.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Cotripro được bào chế từ thành phần của cúc tần
COTRIPro chiết xuất từ thành phần cúc tần có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

5 lưu ý khi dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ tại nhà

Khi sử dụng cây cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, người bệnh cần chú ý 5 điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Chỉ hỗ trợ triệu chứng nhẹ: Cúc tần chỉ có tác dụng giảm triệu chứng cho bệnh trĩ độ 1, độ 2, như ngứa ngáy, đau rát vùng hậu môn, và không thể chữa khỏi bệnh khi đã tiến triển nặng thành trĩ độ III và IV.
  • Không thay thế điều trị chuyên khoa: Nếu có búi trĩ lớn hoặc triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần tìm kiếm sự can thiệp y tế và có thể sử dụng lá cúc tần như một biện pháp hỗ trợ thêm.
  • Hạn chế sử dụng cho người có cơ địa hàn (người ít mồ hôi, cơ thể dễ bị lạnh và tiêu hóa kém): Những người có thể hàn thường có khả năng tiêu hóa kém nên hạn chế sử dụng cúc tần do tính mát của nó, có thể dẫn đến lạnh bụng hoặc tiêu chảy.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý khác như mỡ máu cao, gout, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch, nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng cúc tần điều trị bệnh trĩ tại nhà để tránh tương tác thuốc.
  • Kiên trì sử dụng kết hợp với lối sống lành mạnh: Hiệu quả điều trị của lá cúc tần phụ thuộc vào cơ địa và cách thực hiện, vì vậy cần duy trì chế độ ăn uống khoa học  và sinh hoạt hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng cúc tần để điều trị bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cây cúc tần là một trong những thảo dược tự nhiên có giá trị trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Nhờ đặc tính kháng viêm, giảm đau và và cải thiện lưu thông máu cây cúc tần đặc biệt hữu ích cho những người mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ hoặc giai đoạn đầu mới khởi phát.

COTRIPro là một giải pháp hiệu quả cho những người đang gặp phải các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ như đau rát, khó chịu và chảy máu khi đi đại tiện. Với thành phần chính từ Cúc tần và kết hợp các loại thảo dược tự nhiên khác như Rutin, Cao đương quy, Lá lốt (Lá), Diếp cá, Slippery Elm, COTRIPro có tác dụng hỗ trợ giảm nhanh chóng các triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi sức khỏe vùng hậu môn. 

Cập nhật lúc: 04/04/2025
Đã kiểm duyệt nội dung
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tiêu hóa - Gan mật tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm lâm sàng và nghiên cứu, ông không chỉ là cố vấn chuyên môn cao cấp cho sản phẩm COTRIPro mà còn trực tiếp thẩm định, biên soạn và kiểm duyệt các tài liệu y khoa liên quan đến bệnh trĩ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của ông, mọi thông tin đều được đảm bảo tính khoa học, cập nhật theo tiêu chuẩn y tế quốc tế, mang đến độ tin cậy tối ưu cho người bệnh và cộng đồng.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đương Quy - Vị thuốc quý giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả

Đương Quy - Vị thuốc quý giúp lưu thông máu và giảm đau hiệu quả

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ Cần (Apiaceae), được sử dụng rộng rãi trong y học

Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ

Diếp Cá - Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp Giảm Đau, Kháng Viêm Hiệu Quả

Diếp Cá - Thảo Dược Thiên Nhiên Giúp Giảm Đau, Kháng Viêm Hiệu Quả

Diếp cá là thảo dược họ lá giấp, thuộc họ rau gia vị, nổi bật với tính mát và vị

Diếp cá là thảo dược họ lá giấp, thuộc họ

Lá Lốt - Vị Thuốc Tự Nhiên Giúp Giảm Đau, Sưng Viêm Do Trĩ Hiệu Quả

Lá Lốt - Vị Thuốc Tự Nhiên Giúp Giảm Đau, Sưng Viêm Do Trĩ Hiệu Quả

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, thường được sử dụng để

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc quen thuộc

Ngải Cứu - Cây Thuốc Quý Giúp Cầm Máu, Giảm Sưng Và Hỗ Trợ Co Trĩ Hiệu Quả

Ngải Cứu - Cây Thuốc Quý Giúp Cầm Máu, Giảm Sưng Và Hỗ Trợ Co Trĩ Hiệu Quả

Ngải cứu là một loại cây thuốc thuộc họ Cúc (Asteraceae), có lá màu xanh đậm, mọc đối và có

Ngải cứu là một loại cây thuốc thuộc họ Cúc

Lá Sung - Giải Pháp Giúp Giảm Sưng Phục Hồi Tổn Thương Do Trĩ

Lá Sung - Giải Pháp Giúp Giảm Sưng Phục Hồi Tổn Thương Do Trĩ

Cây sung là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae), trong đó lá sung là một thành phần dược liệu

Cây sung là loại cây thuộc họ dâu tằm (Moraceae),

Nghệ –  Thảo Dược Giúp Kháng Viêm  Và Làm Dịu Búi Trĩ

Nghệ – Thảo Dược Giúp Kháng Viêm Và Làm Dịu Búi Trĩ

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc

Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng là cây

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Giúp Làm Dịu Búi Trĩ, Giảm Đau Rát

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Giúp Làm Dịu Búi Trĩ, Giảm Đau Rát

Cây cúc tần (Pluchea indica) là một loài thảo dược thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tính mát và vị đắng.

Cây cúc tần (Pluchea indica) là một loài thảo dược

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...