LÁ LỐT - LOẠI RAU ĐƯỢC VÍ NHƯ LOẠI THUỐC QUÝ

Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc dân gian quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền nhờ đặc tính ấm, vị cay nhẹ và mùi thơm dễ chịu. Với khả năng giảm đau, tiêu viêm và kháng khuẩn tự nhiên, lá lốt được ứng dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như đau nhức xương khớp, viêm xoang, bệnh trĩ, viêm nhiễm ngoài da, viêm nhiễm phụ khoa, đổ mồ hôi tay chân và cả các bệnh về tiêu hoá.
Vậy lá lốt có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý nào? Cách sử dụng ra sao để hiệu quả và an toàn? Hãy cùng COTRIPro tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lá lốt là gì?
Lá lốt ( Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) được sử dụng phổ biến trong ẩm thực và y học cổ truyền Việt Nam. Trong dân gian, loại cây này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như tất bát, lá lốt, lá nốt hay lốt tiêu. Là cây thảo dược sống lâu năm, thân mọc bò hoặc hơi leo, nhiều đốt và chứa dịch nhựa. Lá là bộ phận đặc trưng nhất của cây, có hình tim, cuống dài, mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dưới nhạt hơn, gân lá nổi rõ. Khi vò nhẹ, lá tỏa ra mùi thơm đặc trưng, hơi cay.
Lá lốt có nguồn gốc ở các nước Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia). Tại Việt Nam, lá lốt mọc chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi và đồng bằng Bắc Bộ – nơi có khí hậu ẩm phù hợp cho sự phát triển của cây. Chúng thường bị nhầm lẫn với lá trầu không nhưng hình thái lá có gân nổi rõ, kích thước nhỏ hơn, mùi cay nhẹ và hương thơm dịu.

Thành phần hoạt chất trong lá lốt
Về thành phần dinh dưỡng, trong mỗi 100g lá lốt tươi có chứa:
- Năng lượng: 39 kcal
- Nước: 86,5g
- Protein: 4,3g
- Chất xơ: 2,5g
- Canxi: 260mg
- Phốt pho: 980mg
- Sắt: 4,1mg
- Vitamin C: 34mg
Về thành phần hoạt chất, lá lốt là dược liệu giàu hoạt chất kháng viêm, giảm đau và chống oxy hóa, đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và nhiều bệnh lý khác. So với nhiều thảo dược khác, lá lốt nổi bật nhờ sự phối hợp độc đáo của 5 nhóm hoạt chất chính, gồm:
- Alkaloid/ Piperine (0,15–0,23%): giảm viêm, hỗ trợ tiêu hóa và đau khớp..
- Flavonoid (0,10–0,18%): thúc đẩy tái tạo mô và cải thiện các vấn đề viêm da, viêm phụ khoa.
- Tinh dầu chứa β-caryophyllene, β-elemene,… (0,83–1,02%): kháng khuẩn, giảm đau, khử mùi.
- Tanin (0,60–0,75%): se niêm mạc, cầm máu, giảm tiết dịch, hỗ trợ viêm ruột, khí hư.
- Sesquiterpenes (0,20–0,35%): chống dị ứng, giảm viêm mạn tính và kích ứng da.
Theo nghiên cứu về những tiến bộ mới nhất của lá lốt của Khalid Hussain năm 2012 chỉ ra, lá lốt chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, hỗ trợ điều trị viêm mạn, rối loạn mạch máu và chuyển hóa. (Nguồn: PubMed)

Các bài thuốc chữa bệnh bằng lá lốt
Lá lốt là thảo dược dân gian quen thuộc, thường được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý tại nhà. Dưới đây là 11 bài thuốc phổ biến từ lá lốt:
- Bệnh trĩ: Sử dụng lá lốt xông hơi giúp giảm ngứa và đâu búi trĩ
- Đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp: Uống hoặc ngâm tay chân
- Viêm xoang: Xông hơi
- Viêm ngoài da (tổ đỉa, mụn nhọt): Tắm hoặc đắp lá giã nát
- Viêm phụ khoa: Xông rửa vùng kín
- Viêm tinh hoàn: Dùng ngoài và uống trong
- Phù thũng do suy thận: Sắc nước uống
- Đổ mồ hôi tay chân: Ngâm nước ấm
- Giải cảm: Xông hoặc uống
- Đau bụng: Uống nước sắc ấm
- Rắn cắn, say nấm: Giã đắp hoặc uống
Xông hơi hậu môn bằng lá lốt hỗ trợ trị trĩ
Lá lốt không chỉ là gia vị quen thuộc trong bữa ăn, mà còn được dân gian tin dùng như một bài thuốc tự nhiên giúp giảm viêm, sát khuẩn và hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.
Cách xông hơi bằng lá lốt
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, nước (1 lít)
Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt sau đó đun sôi. Khi nước còn nóng ấm, dùng hơi nước xông trực tiếp vùng hậu môn trong 10–15 phút
Thời gian thực hiện: mỗi ngày 1 lần và duy trì liên tục 7–10 ngày.
Lưu ý khi thực hiện:
- Trong quá trình xông, cần giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng, đồng thời vệ sinh sạch vùng hậu môn trước và sau khi xông.
- Không nên áp dụng phương pháp này nếu khu vực hậu môn có vết thương hở hoặc đang chảy máu.
Ngoài ra còn có 2 phương pháp là uống nước lá lốt và rửa hậu môn bằng nước nấu lá lốt, giúp hỗ trợ giảm viêm, sát khuẩn và làm dịu cảm giác đau rát, hỗ trợ cải thiện triệu chứng trĩ rõ rệt, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ đến trung bình.
Xông hơi hậu môn bằng lá lốt giúp giảm đau ở giai đoạn trĩ nhẹ.
Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp với lá lốt
Lá lốt còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ đến vừa.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 2 bát nước (đối với phương pháp sắc uống), 1–2 lít nước (đối với phương pháp ngâm tay/chân).
Cách thực hiện:
Phương pháp sắc uống
- Lấy 1 nắm lá lốt tươi.
- Đun với 2 bát nước đến khi còn lại 1 bát.
- Uống 1 lần mỗi tối.
Phương pháp ngâm tay/chân
- Đun lá lốt với 1–2 lít nước.
- Để nước ấm và dùng để ngâm tay hoặc chân trong khoảng 15–20 phút.
Thời gian thực hiện: Với phương pháp sắc uống, bạn nên uống vào buổi tối mỗi ngày 1 lần. Với phương pháp ngâm tay/chân, bạn nên ngâm 3–5 lần/tuần trong 2–4 tuần.
Lưu ý:
- Tránh nước quá nóng và vệ sinh sạch vùng ngâm trước khi thực hiện.
- phương pháp này hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm và cải thiện lưu thông máu rõ rệt. phù hợp với người bệnh ở mức độ nhẹ đến vừa.
Lá lốt có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Bài thuốc chữa viêm xoang bằng lá lốt
Lá lốt là vị thuốc dân gian có tác dụng kháng viêm, giảm sung huyết và làm thông mũi, thường được dùng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của viêm xoang nhẹ như nghẹt mũi, đau nhức trán, sưng viêm.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, nước sạch (500 ml)
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi, sau đó giã nhẹ lá lốt để các dưỡng chất được tiết ra.
- Đun sôi 500ml nước, sau đó cho lá lốt đã giã vào đun tiếp trong vài phút.
- Khi nước còn nóng, dùng để xông mũi trong khoảng 10–15 phút. Bạn cần tránh đưa mặt quá gần để không bị bỏng.
- Sau khi xông xong, nên nghỉ ngơi trong phòng kín gió để cơ thể thư giãn
Thời gian thực hiện: Duy trì 1 lần/ngày, liên tục trong 7–10 ngày.
Lưu ý:
- Khi xông, tránh đưa mặt quá gần để không bị bỏng và nên nghỉ ngơi nơi kín gió sau khi xông.
- Phương pháp này giúp làm thông mũi, giảm đau nhức và sưng viêm vùng xoang, phù hợp cho người bị viêm xoang nhẹ hoặc mới tái phát, có thể áp dụng tại nhà một cách an toàn và dễ dàng.
Lá lốt có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang gây ra.
Bài thuốc chữa viêm ngoài da (tổ đỉa, mụn nhọt) bằng lá lốt
Lá lốt là một loại thảo dược tự nhiên có tác dụng kháng viêm, làm mát, và giảm viêm hiệu quả,. Vì vậy, lá lốt được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm da, mụn nhọt và tổ đỉa.
Nguyên liệu: lá lốt tươi (100g), nước sạch (300ml)
Cách thực hiện:
Phương pháp rửa vùng da bị viêm
- Đun sôi 100g lá lốt tươi với 300ml nước trong khoảng 5–10 phút.
- Để nguội bớt và dùng nước để rửa vùng da bị viêm.
Phương pháp đắp trực tiếp
- Giã nát lá lốt tươi.
- Đắp trực tiếp lá lốt giã nát lên vùng da tổn thương trong khoảng 15–20 phút.
Thời gian thực hiện: Duy trì 1–2 lần/ngày, liên tục trong 3–5 ngày hoặc đến khi triệu chứng viêm da cải thiện.
Lưu ý:
- Tránh sử dụng phương pháp này lên vùng da có vết thương hở lớn hoặc đang mưng mủ nặng. Nên thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem có bị dị ứng với lá lốt không.
- Phương pháp này phù hợp để hỗ trợ sát khuẩn nhẹ, làm dịu da, giảm đỏ và ngứa, nhưng chỉ nên áp dụng cho viêm da hoặc mụn nhọt ở mức độ nhẹ.
Lá lốt có thể được dùng để hỗ trợ điều trị viêm ngoài da.
Bài thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt
Lá lốt và lá trầu không có công dụng kháng khuẩn, khử mùi và làm sạch nhẹ nhàng, được dùng để hỗ trợ cải thiện viêm phụ khoa mức độ nhẹ.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá trầu không, 1 muỗng canh muối biển, 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, lá trầu không.
- Đun sôi lá lốt, lá trầu không và muối biển với 1 lít nước.
- Khi nước sôi, dùng hơi nước để xông vùng kín trong khoảng 10 phút.
- Khi nước nguội, dùng nước đó để rửa nhẹ bên ngoài vùng kín.
Thời gian thực hiện: Duy trì 2–3 lần mỗi tuần, liên tục trong 2 tuần.
Lưu ý:
- Không nên ngâm quá lâu, xông khi đang có vết loét, tổn thương hở hoặc trong kỳ kinh nguyệt.
- Phương pháp hỗ trợ giảm ngứa, khử mùi, kháng viêm và mang lại cảm giác dễ chịu hiệu quả.
Người bị viêm nhiễm phụ khoa có thể tham khảo cách hỗ trợ điều trị với lá lốt.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng kháng viêm, giảm sưng và hỗ trợ lưu thông khí huyết, thường được dân gian sử dụng để cải thiện tình trạng sưng đau tinh hoàn mức độ nhẹ.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 muỗng cà phê muối hột, 600ml nước
Cách thực hiện:
Phương pháp đắp
- Rửa sạch lá lốt, giã nát cùng muối hột.
- Đắp hỗn hợp lên vùng bẹn gần tinh hoàn (không đắp trực tiếp lên vùng sinh dục) trong 10–15 phút.
Phương pháp uống
Đồng thời, dùng 10–15g lá lốt nấu nước uống hằng ngày để hỗ trợ từ bên trong.
Thời gian thực hiện: Duy trì 1 lần/ngày, liên tục trong 5–7 ngày.
Lưu ý: Không áp dụng khi vùng da có vết thương hở, sưng viêm nặng hoặc sốt. Phương pháp này giúp giảm cảm giác sưng tức, đau nhẹ và hỗ trợ kháng viêm vùng bẹn. Tuy nhiên, cách này chỉ hỗ trợ tạm thời và không phù hợp với viêm tinh hoàn do nhiễm khuẩn nặng.
Lá lốt có thể dụng để hỗ trợ điều trị viêm tinh hoàn cho nam giới.
Bài thuốc hỗ trợ giảm phù thũng do suy thận bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng lợi tiểu nhẹ, hỗ trợ đào thải dịch dư thừa trong cơ thể, giúp giảm phù nề trong các trường hợp suy thận mức độ nhẹ.
Nguyên liệu: 15g lá lốt tươi (hoặc 8g lá khô), 500ml nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, cho vào nồi đun cùng 500ml nước.
- Đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 200ml.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày, dùng sau bữa ăn.
Thời gian thực hiện: Duy trì mỗi ngày 1 lần, trong 7–10 ngày.
Lưu ý:
- Không dùng quá liều, không thay thế thuốc điều trị suy thận. Nếu phù kéo dài hoặc nặng hơn, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
- Cách này hỗ trợ giảm nhẹ tình trạng phù chân tay, thích hợp hỗ trợ trong giai đoạn đầu, nhưng cần theo dõi sát và khám định kỳ để kiểm soát chức năng thận.
Lá lốt hỗ trợ giảm phù thũng do suy thận bằng lá lốt.
Bài thuốc chữa mồ hôi tay chân bằng lá lốt
Lá lốt không chỉ là một loại rau thơm mà còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ giảm tiết mồ hôi tay chân nhờ tính kháng khuẩn, làm se nhẹ và điều hòa tuyến mồ hôi.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, nước sạch (1-1.5 lít)
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt tươi, sau đó cho vào nồi.
- Đun lá lốt với 1-1.5 lít nước cho đến khi nước sôi.
- Khi nước còn ấm, dùng để ngâm tay hoặc chân trong khoảng 15 phút.
- Sau khi ngâm xong, dùng khăn sạch lau khô tay hoặc chân.
Thời gian thực hiện: Ngâm tay/chân mỗi ngày 1 lần vào buổi tối, duy trì đều đặn trong 1–2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt. Bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng da ngâm để tránh viêm nhiễm.
- Phương pháp này giúp giảm mùi hôi nhẹ, hạn chế tình trạng ra mồ hôi nhiều, mang lại cảm giác khô thoáng, thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên bị ra mồ hôi tay chân.
Bệnh mồ hôi tay, chân có thể được hỗ trợ điều trị với lá lốt.
Đọc thêm:
- Hoa hòe - Vị thuốc quý cho sức khoẻ trong y học cổ truyền.
- Diếp cá - Loại Rau Quen Thuộc Có Nhiều Công Dụng Trong Bài Thuốc Dân Gian.
Bài thuốc hỗ trợ giải cảm bằng lá lốt
Lá lốt hỗ trợ làm toát mồ hôi và giảm nhức mỏi khi bị cảm lạnh nhẹ.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 nhánh sả, 1 muỗng cà phê muối hột, 1 lít nước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu.
- Đun sôi lá lốt, sả và muối với 1 lít nước trong 10 phút.
- Dùng nước để xông toàn thân khi còn nóng ấm (trùm kín chăn để xông).
- Lau khô người, nghỉ ngơi ở nơi kín gió sau khi xông.
Thời gian thực hiện: 1 lần/ngày vào buổi tối, liên tục 2–3 ngày khi có dấu hiệu cảm lạnh nhẹ.
Lưu ý:
- Không áp dụng khi có sốt cao, mất nước, chóng mặt nhiều hoặc ra mồ hôi quá nhiều. Không nên xông quá 20 phút/lần.
- Phương pháp này có thể làm ấm cơ thể, thông thoáng mồ hôi, giảm cảm giác ớn lạnh, nhức mỏi, nghẹt mũi do cảm lạnh thông thường.
Một phương pháp dân gian để giải cảm là dùng lá lốt kết hợp với sả.
Bài thuốc chữa đau bụng do lạnh, rối loạn tiêu hóa
Lá lốt có tính ấm, thường được dân gian sử dụng để làm ấm bụng, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 2 bát nước
Cách thực hiện:
- Lá lốt tươi rửa sạch.
- Đun lá lốt với 2 bát nước, sắc còn 1 bát.
- Uống nước lá lốt khi còn ấm sau bữa tối.
Thời gian thực hiện: Duy trì 1 lần/ngày, liên tục trong 5–7 ngày.
Lưu ý:
- Không uống nước lá lốt khi đói, tránh sử dụng nếu đang bị táo bón nặng để tránh gây khó chịu cho đường ruột.
- Phương pháp này thích hợp cho người có cơ địa lạnh bụng hay bị đầy hơi, khó tiêu.
Lá lốt có các hoạt chất giúp hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa.
Bài thuốc hỗ trợ sơ cứu rắn cắn, say nấm nhẹ bằng lá lốt
Lá lốt có thể hỗ trợ tạm thời trong các trường hợp bị rắn cắn hoặc ngộ độc nấm nhẹ, nhờ tác dụng tiêu viêm, giải độc và sát trùng. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị chính.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 300ml nước sạch
Cách thực hiện:
Trường hợp rắn cắn:
- Giã nát lá lốt tươi.
- Đắp lên vùng vết cắn để làm mát và sát khuẩn.
- Không hút nọc, không chích rạch phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Trường hợp say nấm nhẹ (nghi ngờ):
- Sắc nước lá lốt để uống ấm (10–15g).
- Uống nhiều nước lọc, gây nôn nếu mới ăn nấm trong vòng 1 giờ.
Lưu ý:
- Chỉ dùng như biện pháp hỗ trợ tạm thời trong dân gian, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Cách này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng nhẹ trong thời gian chờ cấp cứu.
Có thể dùng lá lốt để sơ cứu khi bệnh rắn cắn hoặc say nấm nhẹ.
Những lưu ý khi sử dụng lá lốt là gì?
Lá lốt là dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền với tác dụng kháng viêm, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Nó thường được dùng để hỗ trợ làm dịu các triệu chứng của bệnh trĩ như sưng đau, ngứa rát hậu môn. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả và an toàn, người dùng cần lưu ý:
- Phản ứng dị ứng: Có thể gây nóng rát, mẩn đỏ ở da nhạy cảm. Nên thử trước vùng nhỏ, ngưng dùng nếu kích ứng.(Nguồn: Healthline)
- Cách bảo quản & sử dụng: Dùng lá tươi là tốt nhất, bảo quản trong ngăn mát, dùng trong 2–3 ngày. Nước sắc hoặc xông nên dùng trong ngày, không để qua đêm.
- Lưu ý khi kết hợp thảo dược khác: Thận trọng khi dùng chung với trầu không, tinh chất nghệ, ngải cứu để tránh kích ứng vùng hậu môn.
- Chú ý khi dùng lâu dài: Chỉ nên dùng lá lốt trong 3–5 ngày. Nếu triệu chứng không giảm, cần thăm khám chuyên khoa.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.
COTRIPro - Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được chiết xuất từ hoạt chất từ lá lốt
COTRIPro là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, trong đó thành phần chính là lá lốt (Piper lolot). Lá lốt chứa hoạt chất piperine có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ cầm máu và phục hồi niêm mạc hậu môn. Đặc biệt, piperine còn giúp tăng cường độ bền thành mạch, từ đó hỗ trợ giảm sưng, đau rát và chảy máu – các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ.
Sản phẩm có hai dạng là viên uống COTRIPro và COTRIPro Gel. Trong viên uống COTRIPro có chứa 80mg lá lốt.
- COTRIPro viên: Uống 4–6 viên/ngày, chia 2 lần, dùng trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi triệu chứng cải thiện, có thể duy trì 4 viên/ngày trong 1–2 tháng để phòng ngừa tái phát.
- COTRIPro gel bôi: Khuyến nghị dùng 2 lần/ngày (sáng và tối) để hỗ trợ giúp làm dịu vùng tổn thương, cầm máu và hỗ trợ thu nhỏ búi trĩ.
Ngoài lá lốt, COTRIPro còn chứa các thành phần như Quercetin (chiết xuất từ cúc tần) và Curcumin (từ nghệ), có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và hỗ trợ lành thương. Kết hợp viên uống và gel giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt sau khoảng 7–10 ngày, hiệu quả bền vững sau 2–4 tuần sử dụng đều đặn.

COTRIPro hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với chiết xuất từ lá lốt và nhiều thảo dược khác.
Lá lốt là gia vị quen thuộc trong ẩm thực và cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, mang lại nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Lá lốt giúp giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh như đau nhức xương khớp, viêm xoang, bệnh trĩ, viêm ngoài da và các bệnh phụ khoa, cung cấp những giải pháp an toàn và hiệu quả.
Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về các bài thuốc từ lá lốt và cách sử dụng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, sản phẩm COTRIPro với thành phần chiết xuất từ lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm sưng, đau rát và cải thiện tình trạng tái phát. Hãy tham khảo và sử dụng COTRIPro để hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh trĩ và mang lại sự thoải mái.
Tìm hiểu thêm:
Cotripro bán ở đâu? Nơi mua uy tín, chất lượng
🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293
📧 Email: cotriprogel@gmail.com
🌐 Website: https://cotripro.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hoa hòe - Vị thuốc quý cho sức khoẻ trong y học cổ truyền
Hoa hòe (Styphnolobium japonicum), là một loại cây thuộc họ Đậu, có nguồn gốc từ Đông Á. Không chỉ được
Hoa hòe (Styphnolobium japonicum), là một loại cây thuộc họ

Sâm đương quy - Tác dụng và cách dùng trong các bài thuốc dân gian hiệu quả
Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ Cần (Apiaceae), được sử dụng rộng rãi trong y học
Đương quy là một loại thảo dược quý thuộc họ

Diếp cá - Loại Rau Quen Thuộc Có Nhiều Công Dụng Trong Bài Thuốc Dân Gian
Rau diếp cá (Houttuynia cordata) là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, nổi bật với tính mát
Rau diếp cá (Houttuynia cordata) là vị thuốc quen thuộc

LÁ LỐT - LOẠI RAU ĐƯỢC VÍ NHƯ LOẠI THUỐC QUÝ
Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc dân gian quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong y học
Lá lốt (Piper lolot) là một vị thuốc dân gian

Ngải cứu - Công dụng và cách sử dụng hiệu quả cho sức khoẻ
Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một loại thảo dược có tính ấm,vị cay hơi đắng
Ngải cứu (Artemisia vulgaris L.), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là

Lá sung - Công dụng mang lại và những bài thuốc dân gian từ lá sung
Cây sung (Ficus glomerata Roxb), thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là loại thảo dược có tính bình và vị ngọt
Cây sung (Ficus glomerata Roxb), thuộc họ dâu tằm (Moraceae),

Nghệ - Bài thuốc quý trong y học dân gian
Nghệ (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tamil
Nghệ (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc

Cây Cúc Tần – Vị Thuốc Quý Trong Y Học Cổ Truyền
Cây cúc tần (Pluchea indica), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là một loại thảo dược có tính mát và vị đắng,
Cây cúc tần (Pluchea indica), thuộc họ Cúc (Asteraceae), là

Giấy Tiếp Nhận Đăng Ký Bản Công Bố Sản Phẩm COTRIPro
Cotripro là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị các vấn đề do bệnh trĩ gây ra như trĩ
Cotripro là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị

CotriPro nhận huy chương “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”
Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe và hàng ngàn hồ sơ xét duyệt, CotriPro đã nhận được giải thưởng
Vượt qua nhiều tiêu chí khắt khe và hàng ngàn

CotriPro Thái Minh tự hào đạt giải thưởng Top 10 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2023
Có mặt trên thị trường từ năm 2018, viên uống và gel bôi CotriPro Thái Minh đã giúp hàng triệu
Có mặt trên thị trường từ năm 2018, viên uống

Tạm biệt trĩ - Tết vui hết ý cùng COTRIPro
Hòa chung không khí hân hoan chuẩn bị đón chào một năm mới, COTRIPro có chương trình tri ân đặc
Hòa chung không khí hân hoan chuẩn bị đón chào

COTRIPro - Xứng tầm thương hiệu quốc gia
Ngày 4/11/2024, COTRIPro vinh dự được Bộ Công Thương vinh danh là Thương hiệu quốc gia. Đây là cột mốc
Ngày 4/11/2024, COTRIPro vinh dự được Bộ Công Thương vinh

Cách tích điểm CotriPro: Đủ 6 điểm là nhận quà miễn phí
CotriPro là sản phẩm dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại với các triệu chứng chảy máu, sa búi
CotriPro là sản phẩm dùng cho người bị trĩ nội,

Diện mạo mới - Quà phơi phới khi mua và tích điểm CotriPro lọ 80 viên mới
Nhân dịp ra mắt dạng lọ 80 viên mới, CotriPro dành tặng Quý khách hàng SIÊU ƯU ĐÃI khi mua
Nhân dịp ra mắt dạng lọ 80 viên mới, CotriPro
Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.