5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn

Thẩm định bởi:

Giáo Sư - Tiến Sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Khánh Trạch

Chuyên khoa: Tiêu Hóa - Gan Mật

Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ, ngại phẫu thuật cắt trĩ vì sợ đau và biến chứng? Đừng lo lắng, hãy cùng các chuyên gia tại COTRIPro tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả mà không cần phẫu thuật qua bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn, sưng và viêm xung quanh hậu môn hoặc ở trực tràng dưới, còn được gọi là lòi dom. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều người mắc bệnh trĩ thường e ngại việc phẫu thuật do lo lắng về chi phí, thời gian.

Trong bài viết này, COTRIPro sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các giai đoạn áp dụng và các cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Cách chữa bệnh trĩ không phẫu thuật

5 Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật.

Giai đoạn trĩ nào áp dụng cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị, cần phải phân biệt các cấp độ của bệnh trĩ. Trong khi trĩ ngoại không chia thành độ, thì trĩ nội được phân thành 4 cấp độ khác nhau:

  • Trĩ nội độ 1: Trĩ nằm bên trong ống hậu môn, chưa có dấu hiệu triệu chứng rõ ràng, một số người có thể cảm thấy hơi khó chịu, không có búi trĩ và không gây chảy máu.
  • Trĩ nội độ 2: Cảm nhận được búi trĩ trong hậu môn khi đi ngoài và sau đó búi trĩ co trở lại, gây cảm giác vướng víu, đau, khó chịu, ngứa, chảy máu.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ tụt ra hậu môn và không co trở lại được, phải đẩy vào bên trong bằng tay. Nếu biến chứng, búi trĩ trở nên to dần gây tắc mạch, đau đớn và có nguy cơ dẫn đến xuất huyết.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ tuột khỏi hậu môn, không thể nào đẩy vào bằng tay. Búi trĩ viêm nặng, sưng đau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động của người bệnh.

Đối với trĩ nội độ 1, độ 2 và giai đoạn đầu của độ 3 và trĩ ngoại chưa có biến chứng, các phương pháp điều trị không phẫu thuật (nội khoa) thường được ưu tiên áp dụng. Trong giai đoạn này, việc điều trị nội khoa kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý có thể mang lại hiệu quả tích cực. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo mức độ và đáp ứng của từng người.

Tuy nhiên, với trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ nội độ 3 đã có biến chứng (trĩ sưng to và có nhiều triệu chứng nặng) và trĩ nội độ 4 thì các phương pháp điều trị không phẫu thuật thường không còn hiệu quả. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Giai đoạn của trĩ nội

Các giai đoạn của bệnh trĩ nội.

5 Phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

Hiện nay có 5 phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật được áp dụng phổ biến, bao gồm: điều trị bằng thuốc, quang đông hồng ngoại (IRC), điều trị bằng laser, tiêm xơ búi trĩ và thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng phương pháp để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.

1. Điều trị trĩ bằng cách dùng thuốc

Điều trị nội khoa hay còn gọi là điều trị bằng thuốc là phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật được ưu tiên lựa chọn đầu tiên nhờ tính đơn giản, dễ thực hiện và chi phí hợp lý. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 vừa chớm nở chưa biến chứng và trĩ ngoại chưa có biến chứng. Dưới đây là 5 nhóm thuốc chính thường được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ:

  • Thuốc chống táo bón: Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Do đó, việc sử dụng thuốc chống táo bón có thể giúp làm mềm phân và tăng cường chức năng tiêu hóa. Các loại thuốc như natri picosulfate, bisacodyl hoặc polyethylene glycol thường được sử dụng để giảm táo bón.
  • Thuốc chống viêm và giảm đau: Trong trường hợp bệnh trĩ gây ra viêm nhiễm và đau đớn, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc paracetamol có thể được sử dụng để giảm viêm và giảm đau. Thuốc này thường được dùng ở dạng viên hoặc kem để áp dụng trực tiếp lên vùng trĩ. Tuy nhiên, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Thuốc nội tiết tĩnh mạch: Các loại thuốc nội tiết tĩnh mạch như diosmin, hydroxyethylrutoside có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu trong vùng trĩ, làm giảm sưng và ngăn ngừa tái phát búi trĩ. Thường được sử dụng dưới dạng viên hoặc thuốc uống.
  • Kem và thuốc bôi tại chỗ: Các loại kem chứa hydrocortisone hoặc lidocaine được áp dụng trực tiếp lên vùng trĩ để giảm ngứa, rát và viêm.
  • Dầu trị trĩ: Một số dầu trị trĩ như dầu từ cây phỉ (Witch Hazel) được biết đến với tác dụng làm dịu các triệu chứng như ngứa, rát và viêm nhiễm.

Một giải pháp điều trị hiệu quả khác là sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược - COTRIPro, kết hợp Gel bôi COTRIPro viên uống COTRIPro. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ, chứa các thành phần thảo dược tự nhiên như diếp cá, đương quy, cúc tần, lá lốt, ngải cứu và rutin, giúp tăng cường sức bền thành mạch, giảm triệu chứng chảy máu, đau rát và co búi trĩ. Đặc biệt, thành phần Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến và chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng thuốc được sử dụng đúng cách và phù hợp với tình trạng cụ thể của bạn.

Cotripro hỗ trợ điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật

COTRIPro là sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn cho người bệnh bị trĩ.

2. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp quang đông hồng ngoại (Infrared Coagulation - IRC)

Phương pháp quang đông hồng ngoại (IRC) là kỹ thuật điều trị không cần phẫu thuật hiện đại, sử dụng ánh sáng hồng ngoại để tác động lên các mạch máu trong búi trĩ. Khi ánh sáng hồng ngoại chiếu vào, các mạch máu sẽ co lại và đông cứng, từ đó làm giảm kích thước búi trĩ một cách tự nhiên.

Cách thức thực hiện:

  • Đặt đầu dụng cụ gần gốc búi trĩ và chiếu ánh sáng hồng ngoại trong khoảng 2 giây mỗi lần, thực hiện 3-5 lần điều trị cho mỗi búi trĩ để đạt hiệu quả.
  • Mô trĩ bị tổn thương sẽ tạo thành sẹo, dần dần được cơ thể hấp thụ.

Ưu điểm của phương pháp IRC:

  • Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trĩ nhỏ chưa sa ra ngoài.
  • Không cắt rạch, ít gây tổn thương mô xung quanh nên người bệnh cảm thấy ít đau hơn so với phẫu thuật.
  • Một lần điều trị chỉ kéo dài khoảng 5-10 phút, bệnh nhân có thể về nhà ngay sau đó.
  • Người bệnh có thể quay lại sinh hoạt bình thường trong vòng 1-2 ngày sau điều trị.
  • An toàn, nguy cơ nhiễm trùng hoặc chảy máu thấp hơn so với các phương pháp phẫu thuật.

Hạn chế của phương pháp IRC:

  • Với các búi trĩ lớn và sa ra ngoài, phương pháp này không đủ hiệu quả.
  • Nếu người bệnh không thay đổi lối sống hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, bệnh có thể tái phát.
  • Không thích hợp để điều trị trĩ ngoại hoặc các dạng trĩ phức tạp khác.

Lưu ý khi điều trị bằng phương pháp IRC:

  • Trước khi điều trị, bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, đặc biệt nếu bạn đang mang thai, sử dụng thuốc chống đông máu (như aspirin, warfarin) hoặc có các vấn đề y tế khác.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc vệ sinh vùng hậu môn và chuẩn bị trước thủ thuật.
  • Sau điều trị, nếu xuất hiện chảy máu nhiều, đau dữ dội hoặc sốt, cần liên hệ bác sĩ ngay.

Phương pháp quang đông hồng ngoại

Quang đông hồng ngoại là kỹ thuật y khoa tiên tiến chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật.

3. Điều trị trĩ bằng laser

Điều trị trĩ bằng laser là một phương pháp hiện đại không xâm lấn và không cần phẫu thuật cắt mở. Đây là kỹ thuật sử dụng chùm tia laser có năng lượng cao để loại bỏ búi trĩ một cách chính xác và an toàn, giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn và thời gian hồi phục nhanh chóng.

Phương pháp điều trị trĩ bằng laser

Phương pháp điều trị trĩ bằng laser giúp hồi phục nhanh chóng và giảm đau đớn.

Nguyên tắc thực hiện:

Phương pháp này sử dụng chùm tia laser (carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser) chiếu trực tiếp lên búi trĩ. Năng lượng từ tia laser sẽ làm phân hủy các mạch máu của búi trĩ, khiến chúng co lại và tạo thành sợi dưới niêm mạc. Qua đó, toàn bộ mô trĩ được loại bỏ một cách hiệu quả, giúp giảm đau, giảm chảy máu và cải thiện tình trạng hậu môn.

Ưu điểm của phương pháp:

  • Ít chảy máu do tia laser có khả năng đông máu ngay khi điều trị, giúp giảm thiểu chảy máu trong và sau phẫu thuật. 
  • Hiệu quả cao trong việc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn triệu chứng đau, ngứa và khó chịu.
  • An toàn với mức độ xâm lấn thấp, ít gây tổn thương mô xung quanh và ít nguy cơ biến chứng so với phương pháp truyền thống.
  • Tiện lợi với thời gian điều trị ngắn (15-30 phút), hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau 3-5 ngày.
  • Linh hoạt khi có thể kết hợp với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị

Hạn chế của phương pháp:

  • Chi phí điều trị trĩ bằng laser cao hơn so với các phương pháp điều trị khác
  • Hiệu quả giảm ở các búi trĩ lớn hoặc trĩ nội độ 4
  • Có thể tái phát nếu không thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Lưu ý khi điều trị bằng phương pháp Laser:

  • Kết hợp duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ và sinh hoạt lành mạnh để tránh tái phát
  • Chuẩn bị tâm lý và tuân thủ hướng dẫn hồi phục của bác sĩ sau phẫu thuật
  • Thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý nền đang gặp phải
  • Theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường

4. Tiêm xơ búi trĩ không cần phẫu thuật

Tiêm xơ búi trĩ là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật được áp dụng phổ biến nhằm thay thế cắt trĩ ngoại trong thời gian gần đây. Phương pháp này dựa trên việc tiêm các loại thuốc gây xơ (polidocanol hoặc sodium tetradecyl sulfate) vào tĩnh mạch để tạo phản ứng viêm, dẫn đến xơ hóa và làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ. Đồng thời, kỹ thuật tiêm xơ này kết hợp với áp lực nén, khiến cho các tĩnh mạch bên trong búi trĩ gắn kết với nhau.

Kết quả của quá trình này là sự giảm thiểu sự lưu thông máu đến các tĩnh mạch trong búi trĩ, từ đó làm cho búi trĩ tự teo nhỏ lại và dần dần rơi tự nhiên. Phương pháp này có hiệu quả cao (99 – 100% khỏi bệnh), tỷ lệ tái phát thấp. chỉ từ 2% từ 2 – 5 năm. Sau tái phát chỉ cần tiêm từ 1 – 2 lần là đảm bảo.

Cách thức thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm nghiêng sang bên trái để lộ hoàn toàn hậu môn.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành vệ sinh và gây tê khu vực rìa hậu môn.
  • Bước 3: Sử dụng kính soi để quan sát và xác định vị trí búi trĩ nội.
  • Bước 4: Tiêm thuốc vào phần dưới niêm mạc của búi trĩ với liều lượng phù hợp.
  • Bước 5: Rút kim và sử dụng băng gạc cầm máu.

Ưu điểm của tiêm xơ búi trĩ:

  • An toàn và hiệu quả cao với tỷ lệ thành công lên đến 99%.
  • Tiêm xơ búi trĩ được đánh giá là ít đau đớn hơn phẫu thuật cắt trĩ.
  • Thời gian điều trị ngắn (10-15 phút).
  • Không cần nằm viện, có thể sinh hoạt bình thường ngay sau điều trị.
  • Thích hợp cho nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai.
  • Nguy cơ biến chứng thấp.
  • Tỷ lệ tái phát thấp (khoảng 2% trong 2-5 năm).

Lưu ý: Mặc dù phương pháp này có thể an toàn cho phụ nữ mang thai trong một số trường hợp, cần có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ. Không phải trường hợp nào cũng được khuyến khích áp dụng, vì nguy cơ tác dụng phụ (viêm nhiễm, dị ứng với thuốc tiêm, Đau rát) vẫn tồn tại.

Hạn chế của phương pháp tiêm xơ búi trĩ:

  • Phương pháp này không phù hợp với bệnh trĩ ngoại có biến chứng nặng, hoặc bệnh nhân mắc các bệnh lý máu khó đông, viêm hậu môn hoặc nhiễm trùng vùng tiêm.
  • Có thể gây cảm giác khó chịu tạm thời sau khi tiêm

Lưu ý khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ:

  • Giữ khoảng cách 1-2 tuần giữa các lần tiêm
  • Tránh ăn uống trước khi thực hiện thủ thuật nếu có kèm các thủ thuật khác
  • Nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh sau điều trị
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường và thông báo kịp thời cho bác sĩ

Phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp chữa trị có hiệu quả cao, tỉ lệ tái phát thấp.

5. Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống

Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống là yếu tố cốt lõi và đặc biệt quan trọng trong điều trị bệnh trĩ. Đây không chỉ là giải pháp hỗ trợ điều trị mà còn là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tái phát sau này. Để phương pháp này phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện 8 điều quan trọng sau đây:

  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn: Chất xơ giúp làm mềm phân, tăng cường sự di chuyển của phân trong ruột, và giảm áp lực trên tĩnh mạch trĩ. Điều này giúp giảm nguy cơ táo bón và căng thẳng trên trĩ. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau xanh, hoa quả tươi, hạt, ngũ cốc nguyên hạt, và các loại thực phẩm chứa chất xơ tự nhiên.
  • Uống đủ nước: Việc duy trì trạng thái thích hợp của cơ thể bằng cách uống đủ nước cũng rất quan trọng trong điều trị trĩ. Nước giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón. Hãy uống ít nhất 8 ly nước (tương đương hơn 2 lít) trong ngày và tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống chứa caffeine hoặc cồn.
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh: Khi đi vệ sinh, hãy tránh căng thẳng quá mức và không kéo, nặn quá mạnh. Nên sử dụng vòi xịt hoặc giấy vệ sinh mềm mại để không gây tác động mạnh đến búi trĩ.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ 30 phút mỗi ngày hoặc thực hiện yoga 3  - 4 buổi mỗi tuần để giảm táo bón và cải thiện sức khỏe. Hạn chế các bài tập gây áp lực lên vùng hậu môn, như đạp xe hoặc nâng tạ nặng.
  • Tránh kéo dài thời gian ngồi: Ngồi trong thời gian dài có thể gây áp lực lên vùng hậu môn và tăng nguy cơ trĩ. Hãy cố gắng nghỉ ngơi sau mỗi 1-2 giờ làm việc, đứng dậy di chuyển trong khoảng 5-10 phút để giảm áp lực lên vùng hậu môn và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích: Chất kích thích như cà phê, rượu, và các loại thức uống có ga có thể gây tăng áp lực trong hệ tiêu hóa và gây khó chịu cho trĩ. Hạn chế tiêu thụ các loại đồ uống này để giảm nguy cơ tái phát trĩ.
  • Đi ngoài khi cần thiết: Không nên nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu vì có thể dẫn đến táo bón và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh trĩ.

Phương pháp điều trị trĩ bằng chế độ sinh hoạt và ăn uống nhiều chất xơ không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn có tác dụng ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, nếu triệu chứng trĩ không cải thiện sau khi thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống lạnh mạnh

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ.

Có những mẹo chữa trĩ dân gian nào?

Ngoài các phương pháp điều trị hiện đại, một số bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, dầu dừa, đá lạnh, nha đam, lá bỏng, lá diếp cá, nghệ, mật ong, mướp đắng và hoa thiên lý cũng được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh trĩ. Mỗi loại có những công dụng riêng trong việc giảm đau, chống viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.

 Để tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp này, bạn có thể tham khảo bài viết "13 cách chữa bệnh trĩ tại nhà điều trị hiệu quả nhất".

*Lưu ý chung khi sử dụng những bài thuốc dân gian:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe
  • Chỉ dùng cho trường hợp trĩ nhẹ, không thay thế điều trị y tế chính thức

su-dung-bai-thuoc-dan-gian.jpg

Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian.

Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về 5 phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật, từ điều trị bằng thuốc, quang đông hồng ngoại, laser, tiêm xơ và đặc biệt là thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống. Người đọc đã có thể hiểu rõ về ưu nhược điểm của từng phương pháp, cũng như các lưu ý cần thiết khi áp dụng. Đặc biệt, sản phẩm COTRIPro với bộ đôi gel bôi và viên uống là giải pháp hỗ trợ hiệu quả, an toàn cho người bệnh trĩ. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm COTRIPro bạn có thể liên hệ tổng đài để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

Cập nhật lúc: 22/01/2025
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...