13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản hơn nếu bạn phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị phù hợp. Hãy cùng các chuyên gia của COTRIPro tìm hiểu Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả trong bài viết này.
Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn, sưng và viêm xung quanh hậu môn hoặc ở trực tràng dưới. Bệnh thường có các dấu hiệu như ngứa, đau rát hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện và có thể xuất hiện các búi thịt nhỏ quanh hậu môn. Đây là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người, với khả năng tái phát cao. Do vị trí nhạy cảm, nhiều người thường ngại đi khám và tìm cách điều trị tại nhà.
Trong bài viết này, COTRIPro sẽ hướng dẫn 13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả, giúp bạn có thể tự kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu ngay các cách điều trị dưới đây!
Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả, an toàn.
13+ Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả nhất
Có nhiều cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, sử dụng các bài thuốc dân gian, thuốc tây y và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các phương pháp này thường được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giúp giảm triệu chứng. Tuy nhiên, chúng không thay thế được phương pháp y tế chuyên sâu khi cần thiết.
Dưới đây là những phương pháp điều trị được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả:
1. Điều trị bệnh trĩ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Điều trị bệnh trĩ thông qua chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt là phương pháp cốt lõi giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ từ bên trong và ngăn ngừa tái phát lâu dài.
Điều chỉnh chế độ ăn uống:
- Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, và ngũ cốc nguyên hạt giúp làm mềm phân, giảm áp lực lên búi trĩ. Đặc biệt, hãy bổ sung rau cải bó xôi, mồng tơi, súp lơ, trái cây như chuối, táo, đu đủ, bơ, và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, lúa mạch.
- Uống đủ nước: Hãy duy trì 2-3 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa táo bón, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, và cà phê vì chúng dễ làm bệnh trĩ nặng thêm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện bệnh trĩ bên trong và ngăn ngừa tái phát.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Đi đại tiện đúng cách: Không nhịn đại tiện, không ngồi quá lâu trên bồn cầu, và tạo thói quen đi vệ sinh vào giờ cố định để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Tăng cường vận động: Tham gia các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hoặc bơi lội giúp cải thiện lưu thông máu. Tránh ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
- Kiểm soát cân nặng: Thừa cân gây áp lực lớn lên vùng chậu, do đó cần duy trì cân nặng hợp lý.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, hãy tập thiền hoặc hít thở sâu để thư giãn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh.
Nguồn: MedlinePlus (National Library of Medicine)
2. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Đá lạnh
Đá lạnh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng ngay tại nhà .Đá lạnh có tác dụng làm co mạch máu, giảm sưng và đau, nên có thể hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức tạm thời và kiểm soát tình trạng chảy máu do trĩ gây ra một cách hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu.
Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần bọc đá vào vải sạch và chườm lên vùng búi trĩ trong khoảng 7-10 phút (Đây là thời gian hợp lý để tránh tình trạng bỏng lạnh (frostbite) khi da tiếp xúc với nhiệt độ thấp trong thời gian dài).
*Lưu ý:Không đặt đá lạnh hoặc vật đông lạnh trực tiếp lên vùng hậu môn vì có thể gây tổn thương da. Tránh lạm dụng chườm đá lạnh nhiều lần trong ngày để hạn chế kích ứng vùng da nhạy cảm. Thực hiện đúng theo hướng dẫn và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đá lạnh là phương pháp hỗ trợ giảm đau trĩ đơn giản và dễ áp dụng tại nhà.
3. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Lá trầu không
Lá trầu không (tên khoa học là Piper betle), hay còn gọi là trầu cay, trầu lương, thuộc họ hồ tiêu với tên khoa học Piper betle L. Đây là loại cây thân leo, có cành hình trụ, rễ mọc ở các mấu, và lá hình tim, mọc so le. Lá trầu không chứa các chất như Betel-phenol, Chavicol cùng chất chống oxy hóa và phenolic, giúp kháng viêm, giảm sưng, sát khuẩn, làm co búi trĩ và kiểm soát chảy máu.
Để dùng lá trầu không là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Đầu tiên cần đun sôi lá trầu không, sau đó sử dụng nước để xông hơi hoặc ngâm rửa hậu môn khi còn ấm. Mặc dù lá trầu không có thể mang lại hiệu quả nhất định trong việc cải thiện triệu chứng bệnh trĩ, nhưng hiệu quả này thường chỉ phù hợp với trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh trĩ nặng hơn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ và có sự can thiệp của các phương pháp điều trị khác.
*Lưu ý: Lá trầu không là một phương pháp điều trị dân gian, không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc điều trị bệnh trĩ.
Lá trầu không là phương pháp hỗ trợ trị trĩ dân gian đơn giản, hiệu quả tại nhà.
4. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Dầu dừa
Dầu dừa là sản phẩm được chiết xuất từ cơm dừa, có chứa hàm lượng cao axit béo bão hòa, đặc biệt là axit lauric. Thành phần này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh, làm dịu các triệu chứng như ngứa, đau rát do bệnh trĩ gây ra. Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng làm mềm phân, hạn chế táo bón - một trong những nguyên nhân gây trĩ. Cách sử dụng dầu dừa trị trĩ rất đơn giản, sau khi vệ sinh sạch vùng hậu môn bạn bôi trực tiếp dầu dừa nguyên chất lên vùng bị tổn thương.
*Lưu ý: Đối với trĩ nội, việc bôi dầu dừa trực tiếp lên búi trĩ có thể khó khăn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với dầu dừa, nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa, đỏ, sưng, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dầu dừa giúp giảm đau rát hiệu quả cho bệnh nhân bị trĩ.
5. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Nha đam
Nha đam hay lô hội là cây thuốc quý với hai bộ phận có giá trị y học là gel trong suốt bên trong lá và mủ lô hội. Trong gel nha đam có chứa axit salicylic, polysaccharides cùng nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng làm dịu kích ứng, giảm viêm và hỗ trợ lành vết thương hiệu quả. Để tận dụng lợi ích của nha đam trong việc điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tách lấy phần gel trong suốt của lá nha đam và thoa trực tiếp lên vùng bị trĩ sau khi vệ sinh sạch sẽ.
*Lưu ý: Không phải ai đều phù hợp với việc dùng nha đam để hỗ trợ điều trị trĩ tại nhà. Trước khi áp dụng, hãy thử một lượng nhỏ lên vùng da tay để kiểm tra khả năng kích ứng.
Sử dụng nha đam tươi, sạch để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp bệnh trĩ nặng hoặc triệu chứng kéo dài, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiếp tục sử dụng.
Nha đam có nhiều vitamin và khoáng chất giúp giảm viêm, sung do trĩ hiệu quả.
6. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Lá bỏng
Lá bỏng (Kalanchoe pinata), còn được gọi là cây trường sinh hay sống đời, là loại thảo dược có tính mát, giải độc mạnh. Thành phần Bryophylin cùng các chất chống viêm và kháng khuẩn trong lá bỏng có tác dụng giảm đau, cầm máu và làm co búi trĩ hiệu quả. Để dùng lá bầu điều trị bệnh trĩ hiệu quả, bạn cần giã nhuyễn lá bỏng với một chút muối sạch, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị trĩ trong khoảng 15 phút (sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn), thực hiện 2-3 lần/ngày.
*Lưu ý:Thực hiện đắp lá bỏng theo tần suất khuyến cáo (2-3 lần/ngày), tránh lạm dụng hoặc kéo dài thời gian sử dụng. Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng như mẩn đỏ, ngứa hoặc sưng tấy, hãy ngừng sử dụng ngay. Trong trường hợp bệnh trĩ nặng hoặc không có dấu hiệu cải thiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lá bỏng giúp cầm máu và làm co búi trĩ hiệu quả.
7. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Lá diếp cá
Lá diếp cá thuộc họ Saururaceae là loại thảo mộc quen thuộc với đặc điểm lá hình tim và mùi vị đặc trưng. Trong lá diếp cá chứa các hoạt chất như Quercetin, Decanonyl acetaldehyde cùng nhiều chất xơ và vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau rát, phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả và hỗ trợ làm lành vết thương ở vùng hậu môn.
Bạn có thể sử dụng lá diếp cá hỗ trợ điều trị trĩ bằng cách xông hơi (giúp giảm đau, giảm viêm), ngâm rửa (giúp làm sạch và giảm kích ứng vùng hậu môn) hoặc ăn sống (cung cấp chất xơ, giúp nhuận tràng và giảm táo bón) để cải thiện tình trạng bệnh.
*Lưu ý: Không nên lạm dụng xông hơi, ngâm rửa quá nhiều, có thể gây kích ứng da. Nếu bạn ăn lá diếp cá sống, hãy đảm bảo rửa sạch và nguồn gốc an toàn để tránh ngộ độc thực phẩm. Nếu tình trạng bệnh trĩ nặng hơn hoặc để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng phương pháp này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lá diếp cá là phương pháp dân gian phòng ngừa nhiễm trùng do trĩ hiệu quả.
8. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Nghệ
Nghệ là loại gia vị và thảo dược phổ biến, chứa nhiều hoạt chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Đặc biệt, thành phần Curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Nhờ tác dụng kháng viêm và làm dịu, nghệ có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như đau, ngứa, sưng.
Để điều trị trĩ bằng nghệ, bạn có thể giã nghệ tươi với một chút muối sạch rồi đắp lên vùng hậu môn trong khoảng 10 phút rồi rửa lại sạch sẽ, có thể thực hiện 2-3 lần/ngày.
*Lưu ý:Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ trước khi đắp nghệ, kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ có hiệu quả. Nếu bị kích ứng da hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm,ngăn ngừa nhiễm trùng do trĩ hiệu quả.
9. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Mật ong
Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, hyaluronic acid và fructose có tác dụng chống viêm, thúc đẩy làm lành tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. Để điều trị bệnh trĩ, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong nguyên chất lên vùng bị tổn thương hoặc kết hợp ăn cùng đỗ đen để tăng hiệu quả điều trị.
*Lưu ý:Nên chọn loại mật ong nguyên chất, không pha trộn, không qua chế biến để đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Đối với da nhạy cảm, có thể pha loãng mật ong với nước ấm trước khi bôi.
Mật ong có tác dụng chống viêm và thúc đẩy tổn thương nhanh hồi phục.
10. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Mướp đắng
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều công dụng trong điều trị các vấn đề đường tiêu hóa như táo bón, viêm loét đại tràng. Nhờ các hoạt chất Charantin, Momordicin, vitamin C và các chất chống oxy hóa. Mướp đắng không chỉ giúp giảm sưng viêm, thanh nhiệt mà còn hỗ trợ giảm đau rát, ngứa ngáy và cải thiện tình trạng táo bón ở người mắc bệnh trĩ, giúp quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể ăn sống, uống nước ép hoặc uống nước mướp đắng để cải thiện tình trạng bệnh.
Mướp đắng giúp giảm sưng viêm và hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả.
11. Cách điều trị bệnh trĩ bằng Hoa thiên lý
Hoa thiên lý là loài thực vật dây leo có tính mát, giải nhiệt tự nhiên. Với các chất kháng sinh tự nhiên như luteolin và kaempferol, hoa thiên lý có tác dụng sát trùng nhẹ, chống viêm và kích thích làn da phục hồi.
Cách dùng: Giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt hoa thiên lý trộn với một ít muối, sau đó dùng bông thấm hỗn hợp này đắp lên búi trĩ.
Hoa thiên lý có tác dụng chống viêm với bệnh nhân bị trĩ.
12. Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng vỏ quả lựu
Vỏ quả lựu là vị thuốc quý trong Đông y với các hoạt chất punicalagin và axit punicic có tác dụng sát trùng nhẹ, chống viêm, làm lành vết thương, ngăn chảy máu và hỗ trợ tiêu hóa.
Để sử dụng, xay nhuyễn vỏ lựu khô và thêm nước nóng vào, đợi nguội rồi lọc bỏ bã. Uống nước này 2 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ hiệu quả.
Vỏ quả lựu giúp chống viêm và nhanh lành vết thương.
13. Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc tây
Thuốc Tây được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp bệnh trĩ mức độ nhẹ (trĩ độ 1, độ 2 hoặc đầu độ 3), hoặc các triệu chứng gây khó chịu nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Có 3 dạng thuốc Tây chính được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ:
- Thuốc bôi: Dạng thuốc phổ biến nhất, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và hỗ trợ làm lành vết thương. Tuy nhiên, không nên sử dụng cho các trường hợp có vết nứt, rách hậu môn hoặc tổn thương nghiêm trọng.
- Thuốc uống: Có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, co búi trĩ và củng cố thành mạch. Dạng thuốc này dễ sử dụng nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc đặt: Hiệu quả trong việc giảm đau và các cảm giác khó chịu, đặc biệt phù hợp cho trường hợp bị đau rát. Tuy nhiên, có thể gây cảm giác không quen và khó chịu khi sử dụng.
Khi sử dụng thuốc Tây, cần lưu ý rằng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm búi trĩ. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng là vô cùng quan trọng, tránh lạm dụng thuốc để ngăn ngừa tác dụng phụ và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc Tây chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ. Các loại thuốc này cần được kê đơn và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thuốc tây chỉ giảm triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm.
14. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị trĩ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) là các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Các sản phẩm này thường được bào chế từ vitamin, khoáng chất, axit amin, enzyme, probiotic và các chất có hoạt tính sinh học khác. Đặc biệt, nhiều TPBVSK được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên như động vật, khoáng vật và thực vật.
Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng bộ đôi COTRIPro Gel và Viên uống COTRIPro. Được điều chế từ các thành phần thảo dược tự nhiên, Gel bôi COTRIPro tác động trực tiếp lên búi trĩ, giúp giảm nhanh đau rát, chảy máu và làm săn se búi trĩ. Trong khi đó, Viên uống COTRIPro với các hoạt chất từ cúc tần, lá lốt, nghệ và đương quy giúp tăng sức bền thành mạch, giảm táo bón và ngăn ngừa tái phát trĩ từ bên trong.
COTRIPro là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ, ngoại, giảm đau rát hiệu quả.
Có cách chữa bệnh trĩ nào khác không cần phẫu thuật không?
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, hiện nay có 3 thủ thuật chữa bệnh trĩ không phẫu thuật được áp dụng phổ biến. Các phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh trĩ ở mức độ nặng, khi việc sử dụng thuốc không còn mang lại hiệu quả và có nguy cơ gây biến chứng.
Có 3 cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật:
- Phương pháp quang đông hồng ngoại (IRC): Sử dụng ánh sáng hồng ngoại để làm đông cứng các mạch máu trong búi trĩ, giúp chúng co lại và giảm kích thước búi trĩ một cách tự nhiên.
- Điều trị bằng laser: Sử dụng tia laser tác động trực tiếp vào các mạch máu, làm chúng co lại và giảm kích thước búi trĩ. Phương pháp này cần được thực hiện bởi kỹ thuật viên có chuyên môn.
- Tiêm xơ búi trĩ: Phương pháp này có hiệu quả cao (99-100%) với tỷ lệ tái phát thấp (2% sau 2-5 năm). Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch kết hợp với áp lực nén, làm giảm lưu thông máu đến búi trĩ, khiến chúng tự teo nhỏ và rụng đi.
3 thủ thuật chữa bệnh trĩ không phẫu thuật khi bệnh trĩ ở mức độ nặng.
Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp các thông tin chi tiết về cách điều trị bệnh trĩ tại nhà, từ các phương pháp dân gian đến thuốc Tây y và các thủ thuật không phẫu thuật. Để điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn, bạn có thể tham khảo bộ sản phẩm COTRIPro - giải pháp toàn diện từ trong ra ngoài với gel bôi và viên uống được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên.
*Lưu ý: Các phương pháp điều trị trên chỉ mang tính tham khảo. Hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh trĩ của mình. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.
🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293
📧 Email: cotriprogel@gmail.com
🌐 Website: https://cotripro.com/
Bài viêt liên quan
- 5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn
- 10+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
- 13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất
- Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng
- Triệu chứng nhận biết trĩ nội và cách điều trị tại nhà không cần phẫu thuật