Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng
Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu nhưng chưa biết cách chữa trị hiệu quả, an toàn? Đừng lo, hãy cùng các chuyên gia tại COTRIPro giải đáp các vấn đề liên quan đến tình trạng của bạn qua bài viết này.
Trĩ chảy máu là tình trạng búi trĩ bị vỡ do giãn tĩnh mạch ở vùng hậu môn, gây nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu do vận động mạnh, va chạm (đối với trĩ ngoại) hoặc do rặn mạnh khi đi đại tiện, đặc biệt là trong trường hợp táo bón. Khi gặp tình trạng chảy máu ở vùng hậu môn, máu có thể chảy nhỏ giọt hoặc chảy không kiểm soát, nếu không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Trong bài viết này, COTRIPro sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, các mức độ vỡ búi trĩ chảy máu, và cách điều trị bệnh trĩ chảy máu hiệu quả cho cả trường hợp nhẹ và nặng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bạn.
Cách chữa bệnh trĩ chảy máu an toàn, hiệu quả tức thì.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ra máu
Theo các chuyên gia sức khỏe có 5 nguyên nhân chính gây bệnh trĩ chảy máu, áp dụng cho cả trường hợp nhẹ và nặng:
1. Tăng áp lực trong ổ bụng:
- Táo bón kéo dài: Thói quen rặn mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh gây áp lực lớn lên tĩnh mạch hậu môn. Phân cứng cọ xát vào niêm mạc búi trĩ, làm chúng dễ tổn thương và chảy máu.
- Tiêu chảy mãn tính: Việc đi ngoài nhiều lần với phân lỏng làm kích thích vùng hậu môn – trực tràng, tăng nguy cơ tổn thương và chảy máu.
2. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh:
- Ngồi hoặc đứng quá lâu: Công việc ít vận động, ngồi hoặc đứng lâu khiến máu bị ứ đọng tại hậu môn, làm búi trĩ căng to và dễ vỡ hơn.
- Chế độ ăn thiếu chất xơ và nước: Thiếu chất xơ và nước khiến phân cứng, khô, khó đi tiêu, dễ gây tổn thương và chảy máu.
3. Béo phì hoặc mang thai:
- Phụ nữ mang thai: Áp lực từ thai nhi chèn ép tĩnh mạch vùng chậu và hậu môn làm bệnh trĩ dễ phát triển và chảy máu.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gia tăng áp lực lên vùng hậu môn, làm tình trạng búi trĩ nặng hơn.
4. Yếu tố di truyền và cấu trúc mạch máu:
- Một số người có thành mạch yếu hoặc bất thường trong cấu trúc tĩnh mạch, dễ bị giãn, tổn thương và gây chảy máu.
5. Tổn thương do ma sát hoặc chấn thương nhẹ:
- Sử dụng giấy vệ sinh thô ráp: Giấy vệ sinh quá cứng hoặc chùi mạnh tay gây trầy xước bề mặt búi trĩ.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Làm tổn thương niêm mạc hậu môn, tăng nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu.
Các mức độ bệnh trĩ chảy máu cần lưu ý
Bệnh trĩ chảy máu thường được chia thành hai mức độ chính: chảy máu ít (nhẹ) và chảy máu nhiều (nặng, vỡ búi trĩ). Việc nhận biết rõ các mức độ này rất quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Mức độ nhẹ đến trung bình (chảy máu ít):
Ở mức độ này, các triệu chứng thường không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát được. Dưới đây là 6 dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ chảy máu nhẹ:
- Máu thường nhỏ giọt hoặc dính trên giấy vệ sinh, bề mặt phân sau khi đi cầu.
- Lượng máu ít, thường không gây cảm giác choáng váng hay mệt mỏi.
- Kích ứng, ngứa ngáy, căng tức, cảm giác có một khối phình xung quanh hậu môn.
- Cảm thấy còn phân bên trong hậu môn trong hoặc sau khi đi đại tiện.
- Cảm giác đau và rát hậu môn ở mức độ vừa phải, không quá dữ dội.
- Có dịch nhầy xung quanh hậu môn.
Mức độ nặng (chảy máu nhiều, vỡ búi trĩ):
Khi bệnh trĩ chuyển sang mức độ nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn và có thể dẫn đến biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là 6 dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ chảy máu nhiều (mức độ nặng, vỡ búi trĩ):
- Máu chảy ra nhiều, có thể thấy thành dòng hoặc nhỏ giọt liên tục với lượng đáng kể.
- Máu đỏ tươi dễ nhận thấy khi búi trĩ vỡ, hoặc có màu sẫm, vón cục nếu hình thành cục máu đông.
- Màu máu đậm có thể là dấu hiệu liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Chảy máu kéo dài gây thiếu máu, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Đau rát dữ dội hơn, búi trĩ sưng to, gây khó khăn khi di chuyển hoặc đi đại tiện.
- Nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng như hình thành cục máu đông cao hơn.
Cần phân biệt tình trạng chảy máu của trĩ để có phương án điều trị phù hợp.
Cách chữa bệnh trĩ chảy máu nhẹ và nặng
Cách chữa bệnh trĩ chảy máu nhẹ và nặng sẽ có phương pháp điều trị khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Để chữa bệnh trĩ chảy máu nhẹ, có thể thực hiện 9 phương pháp sau:
- Tắm kiểu ngồi (sitz bath): Đây là cách tốt để giảm viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm, có thể thêm một ít muối Epsom vào nước để tăng hiệu quả.
- Sử dụng khăn ướt: Sử dụng khăn ướt không hương liệu và không chất kích ứng da thay thế giấy vệ sinh có bề mặt thô ráp.
- Chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh có bọc khăn và ngồi lên để giảm viêm và làm dịu khu vực hậu môn. Tuy nhiên, không nên áp dụng biện pháp này quá 20 phút một lần.
- Tránh rặn hoặc đi đại tiện quá lâu: Rặn hoặc đi đại tiện quá lâu có thể tạo thêm áp lực lên búi trĩ, gây chảy máu hoặc tăng triệu chứng.
- Sử dụng COTRIPro: Bộ đôi viên uống và gel bôi COTRIPro với thành phần từ thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy máu, đau rát, đồng thời co búi trĩ hiệu quả từ bên trong và bên ngoài.
- Uống đủ nước: Hãy duy trì thói quen uống nhiều nước (2 - 2,5 lít/ngày) và thường xuyên để tránh táo bón.
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.
- Sử dụng thuốc làm mềm phân: Trong trường hợp táo bón nặng, bạn có thể sử dụng thuốc làm mềm phân không cần kê toa.
- Duy trì hoạt động thể chất hàng ngày: Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp tránh táo bón.
Cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị tùy theo tình trạng chảy máu của búi trĩ.
Đối với việc chữa bệnh trĩ chảy máu nặng, có 3 cách có thể thực hiện:
- Đi khám bác sĩ: Bác sĩ có thể kiểm tra và xác định nguyên nhân chính xác của bệnh trĩ chảy máu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Thuốc kê đơn: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hoặc thuốc điều trị nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chảy máu.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp chảy máu nhiều và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể cân nhắc các thủ thuật như thắt dây chun, đông máu hồng ngoại hoặc phẫu thuật cắt trĩ.
Lưu ý : Việc sử dụng bất kỳ sản phẩm hỗ trợ hoặc phương pháp điều trị nào nên được thực hiện dưới tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Bị trĩ ra máu uống thuốc gì?
Để điều trị tình trạng trĩ ra máu hiệu quả, bạn có thể sử dụng viên uống COTRIPro với các thành phần thảo dược tự nhiên như Rutin, Cúc tần, Đương quy, Lá lốt và Diếp cá. Các hoạt chất này có tác dụng tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và giảm tình trạng chảy máu từ bên trong. Đặc biệt, thành phần Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón - nguyên nhân chính gây trĩ chảy máu. Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cách điều trị bệnh trĩ tận gốc?
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tận gốc, tuy nhiên các phương pháp điều trị hiệu quả gồm 5 phương pháp chính: sử dụng thuốc tây y, áp dụng bài thuốc dân gian, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, can thiệp bằng thủ thuật và phẫu thuật. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo bài viết "5 cách chữa bệnh trĩ tại nhà điều trị hiệu quả nhất".
Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp điều trị bệnh trĩ chảy máu ở cả mức độ nhẹ và nặng. Bạn đã biết cách nhận biết các triệu chứng và có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, trong đó có giải pháp hiệu quả là sử dụng bộ đôi sản phẩm COTRIPro.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293
📧 Email: cotriprogel@gmail.com
🌐 Website: https://cotripro.com/
Bài viêt liên quan
- 5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn
- 10+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
- 13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất
- Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng
- Triệu chứng nhận biết trĩ nội và cách điều trị tại nhà không cần phẫu thuật