7 Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tự nhiên, dễ thực hiện

Chữa bệnh trĩ bằng nha đam là phương pháp sử dụng gel nha đam để làm giảm một số triệu chứng của bệnh trĩ như sưng, đau rát, viêm… Nha đam có tính mát, chứa nhiều nước, khoáng chất, Glycoprotein, Polysaccharides, Enzymes và Anthraquinones
Trong đó, glycoprotein giúp giảm đau và viêm. Polysaccharides hỗ trợ phục hồi da và tăng cường miễn dịch. Enzymes giúp chống viêm và anthraquinones giúp nhuận tràng. Nhờ vậy, nha đam có nhiều tác động tích cực trong việc điều trị bệnh trĩ.
Bài viết này, COTRIPro sẽ giải đáp công dụng của nha đam trong điều trị bệnh trĩ, những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ nếu có. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo 7 cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tự nhiên, dễ thực hiện cho bản thân hoặc người thân. Hãy cùng COTRIPro khám phá chi tiết ngay sau đây!

Nha đam có tác dụng gì trong điều trị bệnh trĩ?
Nha đam, hay còn gọi là lô hội, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae). Tên khoa học là Aloe vera hoặc Aloe barbadensis. Nha đam thường có lá bẹ, mọng nước với bề mặt có răng cưa. Loại cây này rất phổ biến trong y học cổ truyền nhờ vào tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, trị táo bón và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Trong Đông y, nha đam được xem là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và giảm thiểu táo bón. Còn trong Tây y, hoạt chất Anthraquinones như một aloin có khả năng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy hoạt động nhuận tràng.
Nhờ đó, tiêu thụ nha đam sẽ giúp hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa và táo bón, giảm bớt các áp lực trực tiếp lên búi trĩ.
Thành phần và công dụng của nha đam
Nha đam chứa nhiều hoạt chất có lợi, không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi cho người mắc bệnh trĩ. Trong đó, bốn thành phần quan trọng nhất gồm:
- Glycoprotein: Giúp giảm đau và viêm.
- Polysaccharides (acemannan): Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tái tạo da và làm dịu tình trạng viêm nhiễm.
- Enzymes (bradykinase): Chống viêm và giúp giảm sưng tấy.
- Anthraquinones (aloin, barbaloin): Kích thích nhu động ruột, giúp nhuận tràng.
Lợi ích của nha đam trong điều trị bệnh trĩ
Nhờ vào các hoạt chất quý giá Glycoprotein, Polysaccharides, Enzymes và Anthraquinones, nha đam mang lại ba lợi ích nổi bật trong việc điều trị bệnh trĩ, đặc biệt cho những trường hợp nhẹ, bao gồm:
- Làm dịu và giảm viêm: Gel nha đam giúp làm giảm sự khó chịu do viêm và sưng tấy ở vùng búi trĩ.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Các thành phần trong nha đam giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón, từ đó hạn chế tình trạng bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
- Cải thiện tình trạng da: Nha đam giúp tái tạo và phục hồi vùng da tổn thương quanh hậu môn, mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh.

7 Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam
Nhờ vào tính tự nhiên và an toàn, nha đam là một dược liệu lý tưởng dùng để điều tri bệnh trĩ tại nhà, rất phù hợp với những ai đang tìm kiếm phương pháp không dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo ngay 7 phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nha đam đơn giản nhưng hiệu quả.
Thoa gel nha đam lên hậu môn
Thoa gel nha đam trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng là phương pháp đơn giản nhất để hỗ trợ chữa bệnh trĩ. Các hoạt chất như Glycoprotein, Enzymes và Polysaccharides có tác dụng chống viêm, giảm đau và làm dịu cảm giác nóng rát hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam tươi.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Gọt vỏ xanh lá nha đam và chỉ cạo lấy phần gel bên trong.
- Bước 2: Sau khi rửa sạch vùng hậu môn, thoa đều gel nha đam lên khu vực búi trĩ.
- Bước 3: Để gel thẩm thấu trong khoảng 10 - 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước.
Tần suất thực hiện: Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày để đạt hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy bôi thử một ít gel nha đam lên vùng da xung quanh hậu môn. Nếu không có dấu hiệu kích thích và ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng gel nha đam lên búi trĩ để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Thoa hỗn hợp gel nha đam và dầu ô liu hoặc dầu dừa
Ngoài phương pháp thoa trực tiếp gel nha đam, việc kết hợp gel nha đam với dầu ô liu hoặc dầu dừa tạo ra một hỗn hợp có tác dụng làm mềm da và giảm triệu chứng bệnh trĩ. Dầu dừa giúp hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và treo sa búi trĩ. Còn dầu ô liu có tác dụng kháng viêm khá tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam tươi
- 1 muỗng dầu ô liu hoặc dầu dừa
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Gọt sạch vỏ và cạo lấy phần gel bên trong lá nha đam.
- Bước 2: Trộn gel nha đam với dầu ô liu/dầu dừa theo tỷ lệ 2:1.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên vùng búi trĩ và giữ nguyên trong 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Tần suất thực hiện: Kiên trì bôi hỗn hợp này 2 lần/ngày.
Lưu ý: Trước khi thoa trực tiếp lên vùng hậu môn, hãy thoa thử lên một vùng da nhỏ trên cánh tay trong vòng 10 phút. Nếu có dấu hiệu kích ứng, ngừng ngay lập tức.

Bôi hỗn hợp nha đam và khoai tây
Khoai tây có đặc tính làm mát và giảm sưng tấy. Vì vậy, khi kết hợp nha đam với khoai tây sẽ tạo ra một hỗn hợp rất hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam tươi
- 1 củ khoai tây
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1 củ khoai tây, gọt vỏ và đem đi cắt nhỏ.
- Bước 2: Bỏ khoai tây vào máy xay, xay nhuyễn cùng 1 muỗng gel nha đam tươi.
- Bước 3: Bôi hỗn hợp lên chỗ bị trĩ, sau 10 phút thì rửa sạch lại với nước.
Tần suất thực hiện: Duy trì thực hiện 1 lần/ngày.

Thoa hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh
Nước cốt chanh có nhiều vitamin C, giúp bảo vệ thành mạch máu và giảm viêm nhiễm. Nhờ vậy, khi kết hợp gel nha đam với nước cốt chanh sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam
- 1 quả chanh vắt lấy nước cốt
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Gọt sạch vỏ nha đam và cạo lấy phần gel bên trong.
- Bước 2: Pha hỗn hợp gel nha đam và nước cốt chanh với tỉ lệ 1:1.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên vùng bị trĩ và giữ nguyên trong 20 - 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước.
Tần suất thực hiện: Bôi nhiều lần trong ngày, cách 3 tiếng bôi 1 lần.
Lưu ý: Đối với làn da nhạy cảm, cần kiểm tra tình trạng kích ứng bằng cách bôi hỗn hợp lên một vùng da nhỏ trên cánh tay trước khi thực hiện trên vùng hậu môn.

Uống nước nha đam và đường phèn
Nước nha đam đường phèn có đặc tính mát, thanh nhiệt giúp mang lại hiệu quả làm mát và nhuận tràng. Thức uống này giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón, từ đó giảm áp lực lên búi trĩ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500g lá nha đam
- 200g đường phèn
- 1 bó lá dứa (nếu có)
- 3 lít nước sạch
- một ít muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mang nha đam đi gọt bỏ hết phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng và đem đi cắt hạt lựu. Ngâm thành phẩm nha đam đã sơ chế qua nước muối loãng trong 5 phút. Sau đó mang rửa lại qua vài lần nước sạch để nha đam bớt nhớt.
- Bước 2: Bắt một nồi nước tầm 3 lít lên bếp. Cho đường phèn vào nấu cho sôi. Bạn cũng có thể cho thêm 1 ít lá dứa vào nấu cùng cho thơm.
- Bước 3: Sau khi nước sôi, vớt lá dứa ra khỏi nồi nước và cho nha đam vào. Đảo đều, tắt bếp và để cho hỗn hợp nguội là có thể dùng được. Bạn có thể cho nước nha đam đường phèn vào tủ lạnh để bảo quản và giúp thức uống ngon hơn.
Lưu ý: Không uống quá nhiều để tránh gặp phải vấn đề tiêu chảy.

Uống nước ép pha với nha đam
Ngoài việc dùng gel nha đam để bôi lên chỗ bị trĩ, bạn cũng có thể kết hợp nha đam với nước ép (như táo, cà rốt). Thức uống này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giảm triệu chứng trĩ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam,
- 1 ly nước ép (tùy chọn).
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1 lá nha đam và gọt vỏ, chỉ lấy phần thịt trắng.
- Bước 2: Cho nha đam vào máy xay để xay nhuyễn.
- Bước 3: Mang nước nha đam vừa xay pha cùng với 1 loại nước ép tùy thích, tỉ lệ 2:1.
Tần suất thực hiện: Chỉ nên dùng hỗn hợp trên 1 lần/ngày..
Lưu ý: Uống khi mới ngủ dậy và khi bụng còn đói để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, nên uống ngay sau khi vừa pha chế xong.

Ăn nha đam tươi với sữa chua
Nha đam tươi kết hợp với sữa chua không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Phương pháp này giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và từ đó giảm các tác động lên búi trĩ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 lá nha đam tươi,
- 1 hộp sữa chua không đường.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Gọt bỏ vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong và cắt thành hạt lựu vừa ăn.
- Bước 2: Mang nha đam đã sơ chế rửa qua vài lần nước để bớt nhớt và để ráo.
- Bước 3: Trộn phần nha đam với sữa chua và thưởng thức, có thể để phần nha đam sữa chua này vào tủ lạnh trước khi ăn từ 10 - 15 phút.
Tần suất thực hiện: Nên ăn 1 - 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị bệnh trĩ bằng nha đam cần lưu ý những gì?
Mặc dù nha đam có ba lợi ích nổi bật trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng. Dưới đây là tám lưu ý cần thiết giúp bạn sử dụng nha đam an toàn và tối ưu trong quá trình điều trị.
- Phân biệt gel và nhựa: Chỉ sử dụng gel nha đam, tránh tiếp xúc với nhựa vàng vì nhựa nha đam chưa qua xử lý có thể gây kích ứng và tiêu chảy.
- Kiểm tra dị ứng: Trước khi sử dụng gel nha đam trên vùng hậu môn, nên thử trên một vùng da nhỏ để kiểm tra dị ứng. Đây là bước cực kỳ quan trọng để tránh kích ứng không mong muốn.
- Sử dụng đúng cách: Thoa một lớp gel mỏng lên vùng hậu môn và rửa sạch sau 20 phút. Có thể lặp lại 2 - 3 lần mỗi ngày nếu cần thiết. Việc này giúp đảm bảo rằng gel được hấp thụ tốt mà không bị cản trở bởi các yếu tố khác.
- Tránh dùng khi có trĩ: Không nên tiêu thụ gel nha đam khi đang bị trĩ vì nó có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Trong thời gian này, bạn chỉ nên sử dụng gel ngoài da và không nên uống trực tiếp.
- Tương tác thuốc: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nha đam nếu đang sử dụng các thuốc như warfarin hoặc thuốc tiểu đường. Điều này giúp đảm bảo rằng không có vấn đề không mong muốn xảy ra.
- Cẩn trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú: Tránh tiêu thụ nha đam khi mang thai hoặc cho con bú do có thể gây kích thích tử cung hoặc ảnh hưởng đến trẻ. An toàn cho mẹ và em bé luôn là ưu tiên hàng đầu.
- Tác dụng phụ: Sau một thời gian dài sử dụng, nhựa nha đam có thể dẫn đến các vấn đề như: tiêu chảy, vấn đề về thận, và giảm kali trong máu… Do đó, việc sử dụng nhựa nha đam cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.
- Kết hợp với các phương pháp khác: Việc sử dụng nha đam chỉ là một giải pháp chăm sóc tại nhà. Vì vậy, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp khác nếu cần thiết. Điều này giúp nâng cao hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ.

Nha đam có tác dụng phụ khi điều trị bệnh trĩ không?
Nha đam thường không gây ra tác dụng phụ khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể dẫn đến 5 hạn chế như:
Nha đam hoàn toàn không gây tác dụng phụ và rất an toàn khi được sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc không đúng liều lượng, bạn có thể gặp phải 5 hạn chế như sau::
- Tác dụng nhuận tràng quá mức: Gel nha đam có thể gây tiêu chảy nếu tiêu thụ quá nhiều. Vậy nên, cần chú ý đến liều lượng và cách thức sử dụng.
- Kích ứng da: Nhựa nha đam có thể gây kích ứng da. Để tránh tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng gel đã loại bỏ phần nhựa.
- Tương tác với thuốc: Nha đam có thể phản ứng với một số loại thuốc như thuốc tiểu đường. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh khác.
- Tác động lên thận: Sử dụng liều cao hoặc kéo dài có thể gây suy thận. Vì vậy, hãy sử dụng nha đam một cách hợp lý và tham khảo ý kiến chuyên gia khi cần thiết.
- Tác động lên phụ nữ mang thai: Nha đam có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sảy thai.
Để tránh những rủi ro này, bạn cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng nha đam một cách cẩn thận, Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

So sánh mức độ an toàn với các phương pháp điều trị khác
Nha đam có ưu điểm vượt trội về độ lành tính và an toàn so với các loại thuốc điều trị Tây y vì ít gây ra các tác dụng phụ. Trong khi đó, các loại thuốc điều trị như corticosteroid có thể gây ra mỏng da. Còn thuốc giảm đau lại không có tác động tích cực đến dạ dày, gan, thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
So với phẫu thuật, việc sử dụng nha đam không gây ra xâm lấn, đau đớn hay cần thời gian phục hồi vết thương. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với mức độ trĩ nhẹ (1-2) còn phẫu thuật có thể giúp giải quyết triệt để bệnh trĩ ở cấp độ 3-4.
Phương pháp |
Tính an toàn |
Hiệu quả |
Chi phí |
Thời gian phục hồi |
Phù hợp với cấp độ trĩ |
Nha đam |
Cao (ít tác dụng phụ) |
Trung bình (cho trĩ nhẹ) |
Thấp |
Không cần thời gian phục hồi |
Độ 1,2 |
Thuốc điều trị trĩ |
Trung bình |
Khá (giảm các triệu chứng) |
Trung bình |
Không cần thời gian phục hồi |
Độ 1,2 |
Phẫu thuật |
Thấp (rủi ro cao) |
Cao (điều trị triệt để) |
Cao |
Cần thời gian phục hồi từ 2 - 4 tuần |
Độ 3,4 |
Lá trầu không |
Trung bình (ít tác dụng phụ) |
Trung bình (phù hợp với trĩ nhẹ) |
Thấp |
Không cần thời gian phục hồi |
Độ 1,2 |
Cây ngò gai |
Trung bình |
Trung bình |
Thấp |
Không cần thời gian phục hồi |
Độ 1,2 |
Bảng so sánh các phương pháp điều trị bệnh trĩ khác
Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng nha đam là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh trĩ nhẹ, rất phù hợp và dễ dàng thực hiện tại nhà. Với các mức độ nặng hơn, bạn nên kết hợp điều trị bằng các phương pháp y khoa để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh việc sử dụng nha đam để điều trị tại nhà, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm như bộ đôi COTRIPro Gel và Viên uống COTRIPro. Với các thành phần thảo dược tự nhiên, sản phẩm Gel bôi COTRIPro có tác dụng trực tiếp lên búi trĩ, giúp giảm nhanh đau rát, chảy máu và làm săn se búi trĩ, viên uống COTRIPro chiết xuất từ cúc tần, lá lốt, nghệ và đương quy giúp tăng sức bền thành mạch, giảm táo bón và ngăn ngừa tái phát trĩ từ bên trong.

Câu hỏi thường gặp khi sử dụng nha đam để chữa bệnh trĩ tại nhà
Gel nha đam có thể giúp giảm đau và sưng tấy trong bao lâu?
Gel nha đam thường mang lại hiệu quả làm dịu mát, giảm đau và sưng tấy ngay sau khi thoa. Tuy nhiên, để thấy hiệu quả rõ rệt, bạn nên bôi 2 - 3 lần/ngày và duy trì thường xuyên trong 3 - 5 ngày.
Có thể sử dụng nha đam điều trị bệnh trĩ ở cấp độ nặng không?
Không thể sử dụng nha đam để chữa trị trĩ ở cấp độ nặng. Đối với trường hợp này, nha đam có thể hỗ trợ làm dịu các triệu chứng nhưng không thể thay thế phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị y tế chuyên sâu khác.
Nha đam có thể gây kích ứng da khi điều trị bệnh trĩ không?
Nha đam không gây ra vấn đề kích ứng da. Dù vậy, với những làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng với nha đam, vẫn có thể xảy ra hiện tượng ngứa hoặc đỏ. Trước khi sử dụng, bạn nên thử một lượng nhỏ lên vùng da khác để kiểm tra kích ứng.
Gel nha đam có thể sử dụng bao lâu trong một ngày để chữa bệnh trĩ?
Gel nha đam có thể được sử dụng từ 2 đến 3 lần trong một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi sử dụng, bạn có thể chờ từ 20 - 30 phút để gel nha đam có thể thẩm thấu và phát huy tác dụng. Cần lưu ý, không nên thoa quá nhiều và phải duy trì thường xuyên để tối ưu hiệu quả.
Có thể kết hợp nha đam cùng các phương pháp khác để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ không?
Bạn có thể kết hợp nha đam với các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống hoặc uống nhiều nước. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gây ra các tương tác thước hoặc tác dụng phụ.
Với 3 lợi ích rõ rệt từ việc giảm viêm, đau và hỗ trợ tiêu hóa, nha đam không chỉ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn mà còn góp phần vào quá trình phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần nắm rõ các phương pháp và lưu ý trong quá trình sử dụng.
(*1) Nguồn tham khảo: "Aloe Vera For Piles: How to Use Aloe Vera to Get Relief in Piles"
🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293
📧 Email: cotriprogel@gmail.com
🌐 Website: https://cotripro.com/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

7 Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa an toàn, tự nhiên
Khám phá 7 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng dầu dừa an toàn, tự nhiên giúp giảm đau, chống
Khám phá 7 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng

7 Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam tự nhiên, dễ thực hiện
Khám phá 7 cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam hiệu quả, giúp giảm đau, viêm và hỗ trợ tiêu
Khám phá 7 cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam

5 Cách chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc an toàn, tiết kiệm
Tìm hiểu 5 cách chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc an toàn, tiết kiệm, giúp giảm đau, kháng viêm hiệu
Tìm hiểu 5 cách chữa bệnh trĩ bằng hạt gấc

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không hiệu quả, đơn giản cùng một số phương pháp kết
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

5+ Cách chữa bệnh trĩ bằng ngò gai hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Chữa bệnh trĩ bằng ngò gai là một phương pháp điều trị bệnh trĩ dân gian sử dụng cây ngò
Chữa bệnh trĩ bằng ngò gai là một phương pháp

10 Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả tại nhà
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng. Với
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một phương pháp dân

6 cách dùng cây vông chữa bệnh trĩ an toàn tại nhà
Chữa bệnh trĩ bằng cây vông là phương pháp y học dân gian được nhiều người áp dụng từ lâu
Chữa bệnh trĩ bằng cây vông là phương pháp y

5 Cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật hiệu quả, an toàn
Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ, ngại phẫu thuật cắt trĩ vì sợ đau và biến chứng? Đừng lo
Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ, ngại phẫu thuật

10+ cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu các
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến

13+ Cách điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại tại nhà hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản hơn nếu bạn phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng và
Cách điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản hơn nếu

Bệnh trĩ bị chảy máu và cách chữa trị tình trạng nhẹ và nặng
Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu nhưng chưa biết cách chữa trị hiệu quả, an toàn?
Bạn đang gặp tình trạng bệnh trĩ bị chảy máu
Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.