Bệnh trĩ nội: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng, xảy ra khi các tĩnh mạch nằm phía trên đường lược bị giãn quá mức, dẫn đến sưng phồng và hình thành các búi trĩ bên trong ống hậu môn. Bệnh thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng ban đầu như chảy máu khi đi đại tiện, ngứa rát hậu môn hoặc có dị vật trong ống hậu môn. 

Theo tạp chí Y học Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ trong cộng đồng dao động từ 35% đến 50% (1).

Bệnh trĩ nội thường bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc thể trạng không khỏe mạnh, khiến áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng tăng lên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng rắc rối, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Bài viết này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về bệnh trĩ nội, từ định nghĩa, phân loại, nguyên nhân đến triệu chứng và các phương pháp điều trị hiện nay, nhằm giúp người đọc chủ động trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.

Bệnh trĩ nội nguyên nhân, triệu chứng
Thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả.

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là hiện tượng các mạch máu ở khu vực hậu môn – trực tràng bị căng giãn và sưng phồng bất thường. Trĩ nội hình thành gần cuối trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc trĩ nội, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 28 đến 50 (2).

Bệnh trĩ nội thường khó phát hiện hơn so với trĩ ngoại do búi trĩ nằm sâu bên trong ống hậu môn – trực tràng. Ở nam giới, nhờ cơ sàn chậu vững chắc, các búi trĩ nội ít bị sa ra ngoài, khiến bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện biến chứng như chảy máu. Một trong những dấu hiệu đặc trưng của trĩ nội là chảy máu khi đi đại tiện, tuy nhiên ở giai đoạn đầu, nhiều người bệnh có thể không nhận thấy các triệu chứng rõ ràng.

Bệnh trĩ nội khó phát hiện
Trĩ nội thường ở cuối trực tràng, người bệnh sẽ không sờ thấy được.

Tham khảo thêm: Tổng quan về trĩ hỗn hợp

Phân loại bệnh trĩ nội

Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, dựa trên mức độ sa búi trĩ và các triệu chứng đi kèm. Mỗi cấp phản ánh mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh, từ đó ảnh hưởng đến cách điều trị. Việc chia theo cấp độ giúp bác sĩ hiểu rõ tình trạng cụ thể của người bệnh và đưa ra hướng can thiệp phù hợp nhất.

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ phồng lên nhưng không sa ra khỏi ống hậu môn. Ở mức độ này, trĩ thường chỉ gây chảy máu nhẹ và có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống.
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lên được. Ở giai đoạn này, cần điều trị tích cực hơn, có thể áp dụng các thủ thuật như thắt búi trĩ hoặc đông tụ.
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra khỏi ống hậu môn và phải dùng tay đẩy vào. Khi trĩ ở độ 3, thường cần can thiệp y tế như thắt dây, đông tụ hoặc xơ hóa. Nếu các phương pháp này không hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét.
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài liên tục và không thể đẩy vào được. Đây là giai đoạn nặng nhất, thường cần phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

4 cấp độ bệnh trĩ nội

4 cấp độ của bệnh trĩ nội, mức độ nguy hiểm tăng dần.

Tham khảo thêm: Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Triệu chứng của bệnh trĩ nội ở 4 cấp độ là gì?

Các dấu hiệu bệnh trĩ nội khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng giai đoạn bệnh. Dưới đây là các triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ nội ở từng cấp độ khác nhau:

Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn khởi phát của bệnh trĩ nội, khi các tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bắt đầu bị giãn nở và sưng lên, hình thành các búi trĩ nhỏ. Ở mức độ này, búi trĩ vẫn còn nằm hoàn toàn bên trong, chưa sa ra ngoài hậu môn. Rất khó để người bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường hay qua cảm giác.

Các triệu chứng của trĩ nội độ 1 thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Dẫu vậy, nếu để ý kỹ, người bệnh có thể nhận thấy 3 dấu hiệu chính như:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Người bệnh sẽ thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc trên giấy vệ sinh khi lau. Tuy nhiên, nếu chỉ bị chảy máu nhẹ, người bệnh sẽ khó nhận ra tình trạng này.
  • Ngứa hoặc khó chịu ở vùng hậu môn: Cảm giác khó chịu, ngứa nhẹ có thể xuất hiện nhưng thường không nghiêm trọng.
  • Không có sa búi trĩ ra ngoài: Ở cấp độ này, búi trĩ vẫn nằm hoàn toàn bên trong trực tràng.

Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển tiếp theo sau trĩ độ 1. Lúc này, các búi trĩ đã phát triển lớn hơn và bắt đầu sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi đại tiện. Tuy nhiên, sau đó chúng vẫn có thể tự co lại và trở về vị trí ban đầu trong ống hậu môn mà không cần dùng tay hay can thiệp y tế.

So với giai đoạn đầu, trĩ độ 2 có các triệu chứng rõ ràng và dễ nhận biết hơn, giúp người bệnh nhận thức được vấn đề sớm để có hướng xử lý kịp thời. Cụ thể có 3 triệu chứng sau:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Lượng máu có thể nhiều hơn so với cấp độ 1, máu đỏ tươi.
  • Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện: Búi trĩ sẽ tự co lại sau khi đi vệ sinh xong.
  • Cảm giác đau nhẹ hoặc khó chịu: Người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ, khó chịu ở hậu môn.

Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3

Ở mức độ 3, búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào như các giai đoạn trước. Người bệnh cần dùng tay đẩy búi trĩ trở lại vào trong, thậm chí trong nhiều trường hợp, việc này cũng trở nên khó khăn. Khi bước vào giai đoạn trĩ nội độ 3, người bệnh bắt đầu cảm nhận rõ rệt các triệu chứng tại vùng hậu môn, trong đó có 4 dấu hiệu nổi bật:

  • Chảy máu thường xuyên: Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện sau khi rặn mạnh hoặc khi phân quá cứng. Máu có thể nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, tuy không chảy liên tục nhưng lại xuất hiện khá thường xuyên mỗi khi đi vệ sinh.
  • Búi trĩ sa ra ngoài: Búi trĩ phát triển nhanh cả về kích thước và mức độ sưng viêm. Chúng có màu đỏ sẫm, bề mặt sần sùi giống như búi trĩ ngoại. Không chỉ sa ra ngoài khi đi đại tiện, búi trĩ còn có thể lộ rõ khi người bệnh ho, vận động mạnh hoặc đứng lâu. Điều đáng lưu ý là búi trĩ không thể tự co lại, buộc người bệnh phải dùng tay đẩy vào trong – một đặc điểm dễ nhận biết ở trĩ nội độ 3.
  • Đau, ngứa, hoặc cảm giác nặng ở hậu môn: Người bệnh có thể thấy ngứa ngáy, nóng rát hoặc đau nhẹ ở vùng hậu môn, đặc biệt sau khi đi tiêu hoặc khi ngồi/đứng quá lâu. Cảm giác căng tức, nặng nề ở hậu môn cũng có thể xuất hiện do sự phình to và sa xuống của búi trĩ.
  • Tiết dịch: Khi búi trĩ sa ra ngoài, vùng hậu môn có thể tiết ra dịch nhầy, đôi khi kèm mủ nếu có viêm nhiễm. Nếu không được vệ sinh kỹ, dịch này có thể gây kích ứng, làm da quanh hậu môn bị ngứa, đỏ hoặc thậm chí viêm da.

Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 4

Khi bệnh tiến triển đến trĩ nội độ 4, búi trĩ đã phát triển quá lớn và thường xuyên sa hẳn ra ngoài hậu môn, ngay cả khi không đi đại tiện. Ở giai đoạn này, người bệnh không thể tự đẩy búi trĩ trở lại vào trong, kể cả khi dùng tay. Các triệu chứng trở nên rõ ràng và gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bao gồm: 

  • Búi trĩ sa ra ngoài liên tục: Ở giai đoạn này, búi trĩ đã phình to đáng kể và sa hẳn ra ngoài hậu môn. Không chỉ xuất hiện khi đại tiện, búi trĩ còn có thể lòi ra khi người bệnh vận động nhẹ, ho, hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi. Điều đáng lo ngại là dù có cố gắng dùng tay, người bệnh cũng không thể đưa búi trĩ trở lại vào ống hậu môn, khiến vùng này luôn trong tình trạng cộm vướng, đau rát và dễ viêm nhiễm.
  • Chảy máu nhiều, thường xuyên: Máu có thể chảy nhỏ giọt, thành tia hoặc rỉ liên tục mỗi khi người bệnh đi tiêu. Đặc biệt, lượng máu mất nhiều hơn so với các giai đoạn trước.
  • Đau dữ dội: Cơn đau tăng lên rõ rệt khi người bệnh ngồi lâu, rặn khi đi tiêu hoặc có cọ xát ở vùng hậu môn. Việc di chuyển hay sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng lớn do cảm giác đau buốt và khó chịu kéo dài.
  • Tiết dịch nhiều: Sự sa ra ngoài của búi trĩ khiến vùng hậu môn thường xuyên bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy. Dịch này có thể kèm mủ nếu xảy ra bội nhiễm, làm tăng nguy cơ kích ứng da, gây ngứa ngáy, hăm đỏ và viêm da quanh hậu môn.
  • Nguy cơ tắc mạch hoặc hoại tử búi trĩ: Búi trĩ ở giai đoạn 4 rất dễ bị tắc mạch do dòng máu không lưu thông ổn định, gây sưng tấy, đổi màu hoặc thậm chí hoại tử nếu không can thiệp kịp thời. Người bệnh có thể thấy búi trĩ chuyển màu tím đen, kèm theo cảm giác đau nhói và sưng to bất thường.

Bệnh trĩ nội gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là ở những cấp độ cao. Cảm giác đau, chảy máu và khó chịu có thể làm giảm năng suất làm việc, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý.

Nguyên nhân của bệnh trĩ nội là gì?

Trong một số trường hợp, bệnh trĩ có thể là một vấn đề không thể tránh khỏi vì có liên quan đến quá trình lão hóa do thiếu Collagen mô vùng hậu môn trực tràng gây dãn mạch máu trĩ, dây chằng treo trĩ, mô đệm. Bệnh trĩ có thể phát triển bất cứ lúc nào khi có thêm áp lực lên trực tràng. Dưới đây là 8 nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ nội:

  • Táo bón kinh niên: Táo bón và tiêu chảy những tình trạng này đều gây áp lực cho khu vực trực tràng, hoặc do rặn quá mạnh trong trường hợp táo bón hoặc do đi đại tiện nhiều lần khi bị tiêu chảy.
  • Tiêu chảy kéo dài: Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu: Những người vì nghề nghiệp hay do thói quen ngồi lâu, ít vận động (xem vô tuyến, đọc sách báo, chơi cờ, lười vận động) rất dễ dẫn đến mắc bệnh trĩ.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số người do thói quen ăn cay, uống nhiều rượu, bia, dùng nhiều chất kích thích (cà phê, thuốc lá) có thể là những nguyên nhân thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.
  • Mang thai và sinh nở: Nhiều phụ nữ mắc bệnh trĩ khi mang thai, do thai nhi khi phát triển có thể gây ra các áp lực lên các tĩnh mạch. Ngoài ra, việc căng thẳng trong quá trình sinh nở cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
  • Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ cao mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại vì tăng áp lực xung quanh trực tràng và do béo phì có thể liên quan đến chế độ ăn uống kém và lối sống ít vận động.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có thể có cấu trúc mô yếu hơn ở vùng hậu môn trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tăng, các mô hỗ trợ trong hậu môn và trực tràng có thể suy yếu và căng ra.

Các yếu tố nguy cơ gây trĩ nội có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu các triệu chứng ngày càng nặng hơn hoặc không thuyên giảm dù đã điều trị tại nhà, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân phổ biến bệnh trĩ nội
4 nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài hoặc không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra những bất lợi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và để lại các biến chứng đáng lo ngại:

  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tâm lý: Đau rát, khó chịu vùng hậu môn có thể gây khó ngủ, mệt mỏi và căng thẳng. Một số người bệnh còn cảm thấy tự ti, không muốn giao tiếp với người xung quanh.
  • Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn: Chảy máu trực tràng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, không chỉ riêng bệnh trĩ nội, mà còn có thể liên quan đến ung thư đại trực tràng. Ngoài trĩ nội, chảy máu trực tràng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.
  • Nguy cơ tiến triển nếu không điều trị: Bệnh trĩ nội có thể tiến triển từ độ 1 (nhẹ) đến độ 4 (nặng) nếu không được điều trị đúng cách hoặc kịp thời. Khi bệnh trở nặng, các biến chứng sẽ càng khó điều trị và ảnh hưởng nhiều hơn đến cuộc sống hàng ngày.

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ nội phụ thuộc vào giai đoạn phát triển. Với trĩ nội độ 1 và 2, bệnh nhân thường có thể tự hồi phục mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến độ 3 hoặc 4, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe và chất lượng sống. Lúc này, điều trị sẽ khó khăn hơn và cần phải can thiệp y tế kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội gây ảnh hưởng cuộc sống
Bệnh trĩ nội gây ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Những biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ nội

Nếu bệnh trĩ nội kéo dài mà không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách, tình trạng bệnh có thể ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này bao gồm:

  • Tắc mạch: Khi máu đông cục trong búi trĩ, gây đau đớn và sưng tấy. Tình trạng này có thể dẫn đến hoại tử mô nếu không được điều trị kịp thời.
  • Sa nghẹt hậu môn: Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Đây là biểu hiện điển hình của bệnh trĩ. Trước khi bị sa búi trĩ, hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng đi ngoài ra máu. Khi búi trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy vào trong, có thể bị nghẹt và gây đau đớn dữ dội.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Búi trĩ bị viêm nhiễm do vi khuẩn, gây sưng đỏ, đau và có thể dẫn đến áp xe hoặc nhiễm trùng máu.
  • Nứt kẽ hậu môn: Vết nứt nhỏ ở niêm mạc hậu môn do rặn mạnh khi đi vệ sinh, gây đau đớn và chảy máu.
  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu nhiều, diễn ra trong thời gian dài có thể khiến người bệnh thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và nhiều hệ lụy khác.

Các biến chứng này không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn có thể cần đến điều trị y tế khẩn cấp, thậm chí là phẫu thuật. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh trĩ nội từ giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng.

Biến chứng khi mắc bệnh trĩ nội
5 biến chứng nguy hiểm thường gặp khi mắc trĩ nội.

Cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ nội cần được thực hiện dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ độ 1 đến độ 4, mỗi giai đoạn sẽ cần những phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Dưới đây là tổng quan về các cách chữa trĩ nội độ 1, độ 2 ( các phương pháp tại nhà, ít xâm lấn,...) đến cách chữa trĩ nội độ 3,4 (xâm lấn nhiều hơn). Việc nắm vững các lựa chọn này giúp bệnh nhân và bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất, đảm bảo hiệu quả nhanh chóng và an toàn.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội bao gồm:

  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Đây là phương pháp không xâm lấn, thường dùng cho trĩ độ 1 và 2. Bằng cách ăn uống hợp lý, tăng cường chất xơ, uống đủ nước và duy trì thói quen đi vệ sinh đúng cách, người bệnh có thể giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
  • Sử dụng thuốc bôi, thuốc đặt và thuốc uống: Các loại thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau, ngứa, sưng và chảy máu do trĩ. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh. 
  • Áp dụng bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian có thể giúp giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng trĩ. Mặc dù không thay thế được phương pháp y tế, nhưng những liệu pháp này có thể hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị và giảm đau ngứa tạm thời.
  • Thủ thuật không phẫu thuật: Các thủ thuật như thắt dây chun, chích xơ và quang đông hồng ngoại thường được áp dụng cho trĩ độ 2 và 3. Những phương pháp này giúp làm giảm hoặc loại bỏ búi trĩ mà không cần phẫu thuật, ít xâm lấn và có hiệu quả tốt.
  • Phẫu thuật cắt trĩ: Đây là phương pháp triệt để nhất, thường áp dụng cho trĩ độ 3, 4 hoặc khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp khác. Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ và được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1, độ 2 hiệu quả

Với bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu (độ 1 và độ 2), các cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà không xâm lấn thường mang lại hiệu quả cao:

  • Thay đổi lối sống ăn uống và sinh hoạt Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, chuối, khoai lang giúp làm mềm phân, giảm áp lực khi đại tiện. Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày duy trì độ ẩm cho phân. Tránh ngồi lâu một chỗ, vận động nhẹ nhàng thường xuyên cải thiện tuần hoàn máu. Vệ sinh hậu môn bằng nước ấm, ngâm hậu môn 10-15 phút mỗi ngày giúp giảm đau và ngứa. Duy trì thói quen đi đại tiện đúng giờ, không rặn mạnh và không ngồi bồn cầu quá lâu. Đây là một trong các biện pháp 
  • Bài thuốc dân gian hỗ trợ Lá diếp cá uống nước xay hoặc đắp lên hậu môn có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Lá lốt nấu nước để ngâm hậu môn giúp giảm sưng đáng kể. Nha đam chứa gel làm dịu vùng hậu môn, giảm cảm giác khó chịu và đau rát. Phù hợp cho thực hiện cách chữa trĩ nội độ 2 tại nhà.
  • Dùng thuốc theo đơn bác sĩ Thuốc bôi, thuốc đặt chứa corticosteroid giảm viêm, chất làm se giảm ngứa. Thuốc uống tăng cường tuần hoàn máu, làm bền thành mạch, giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK)

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần từ thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội. Phương pháp này đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí điều trị. Đặc biệt, thành phần tự nhiên ít gây tác dụng phụ và còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

COTRIPro là thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ co trĩ được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Thái Minh, được bào chế dưới dạng viên uống COTRIPro và gel bôi, tạo nên cơ chế tác động toàn diện để mang lại hiệu quả toàn diện. 

  • Thành phần: COTRIPro gồm gel bôi và viên uống với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như lá sung, ngải cứu, cúc tần, tinh nghệ, lá lốt, diếp cá, đương quy, rutin và Slippery Elm nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
  • Công dụng: Gel bôi COTRIPro tác động trực tiếp lên búi trĩ, giúp giảm đau rát, chảy máu, làm dịu kích ứng và hỗ trợ búi trĩ co lại. Viên uống giúp tăng độ bền thành mạch, giảm táo bón.
  • Cách dùng COTRIPro Gel: Dùng gel bôi 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) sau khi vệ sinh sạch sẽ, bôi lượng gel bằng hạt ngô lên hậu môn hoặc bên trong. Viên uống dùng 4–6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Khi triệu chứng thuyên giảm, duy trì 4 viên/ngày trong 1–2 tháng để phòng tái phát.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thành phần công dụng COTRIPro
COTRIPro có thành phần là các thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả.

Đọc tham khảo:

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả

Phương pháp điều trị trĩ nội độ 3 giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng như sa búi trĩ, chảy máu, đau rát và ngứa hậu môn. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể được áp dụng thủ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, giảm nguy cơ biến chứng. Các thủ thuật không phẫu thuật sau đây mang lại hiệu quả cao:

  1. Thắt dây chun Bác sĩ đặt vòng cao su nhỏ vào gốc búi trĩ, làm cắt đứt nguồn cung cấp máu đến búi trĩ. Sau 5-7 ngày, búi trĩ hoại tử và tự rụng, để lại mô sẹo giúp ngăn búi trĩ sa xuống. Thủ thuật này đơn giản, ít đau và hiệu quả cao với tỷ lệ thành công lên đến 75-80%.
  2. Chích xơ Phương pháp này sử dụng kim tiêm để đưa dung dịch hóa chất vào dưới niêm mạc trực tràng, làm tắc nghẽn mạch máu nuôi búi trĩ. Kết quả làm xơ hóa, ép chặt các nhánh mạch máu, dính chắc niêm mạc và hạ niêm mạc, ngăn chặn xuất huyết và sa búi trĩ.
  3. Quang đông hồng ngoại Sử dụng tia hồng ngoại chiếu vào búi trĩ, tạo ra nhiệt làm cháy mô tổn thương và tạo sẹo. Sẹo xơ hình thành sẽ cố định búi trĩ vào thành trực tràng, ngăn chặn sa búi trĩ và giảm lưu lượng máu đến búi trĩ.

 Điều trị trĩ độ 3 bằng phương pháp chích xơ

Phương pháp chích xơ ngăn chặn xuất huyết và sa búi trĩ độ 3.

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 4 hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất, khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào được. Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho trường hợp này, giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ, ngăn ngừa tái phát và cải thiện chất lượng sống. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Phẫu thuật Milligan-Morgan (cắt trĩ truyền thống)
  • Phẫu thuật Longo (dùng máy khâu vòng)
  • Cắt trĩ bằng laser
Trĩ nặng độ 4 cần phải phẫu thuật
Người bệnh cần thực hiện phẫu thuật nếu bệnh trĩ nặng mức độ 4.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội dù đã được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát nếu không duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Việc phòng ngừa bệnh trĩ nội không chỉ giúp tránh tái phát mà còn bảo vệ sức khỏe hậu môn trực tràng lâu dài.

  • Ăn nhiều chất xơ hàng ngày: Bổ sung rau xanh như bông cải, ớt chuông, trái cây như mâm xôi, ngũ cốc nguyên hạt giúp phân mềm, dễ đi vệ sinh, tránh táo bón - nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Duy trì lượng nước 2-2.5 lít mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm cho phân, giảm tình trạng táo bón, tránh phân cứng  gây tổn thương hậu môn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân, béo phì tăng áp lực lên vùng chậu và hậu môn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập như đi bộ, bơi lội giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa táo bón.
  • Đi đại tiện đúng cách: Không rặn mạnh, không nhịn đi vệ sinh, đi khi có nhu cầu và không kéo dài quá 5 phút trên bồn cầu.
  • Tránh ngồi quá lâu: Nếu làm việc văn phòng, nên đứng dậy đi lại 5-10 phút sau mỗi giờ ngồi.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách: Rửa sạch bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, lau khô nhẹ nhàng, tránh dùng giấy thô cứng.
  • Tập các bài tăng cường cơ sàn chậu: Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe cơ vùng chậu, hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
 Nên phòng ngừa bệnh trĩ nội
Phòng ngừa bệnh trĩ nội bảo vệ sức khỏe trực tràng lâu dài.

Trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bên trong hậu môn bị giãn to, gây đau rát, chảy máu và khó chịu. Bệnh xuất hiện do táo bón, ngồi lâu, mang thai hoặc thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Nếu không điều trị sớm, trĩ nội có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe hằng ngày. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ nội có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, gây ra các biến chứng như chảy máu nhiều, nhiễm trùng, tắc mạch hoặc sa nghẹt búi trĩ.

Việc điều trị bệnh trĩ nội tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Với trĩ độ 1 và 2, các phương pháp thay đổi lối sống và thuốc điều trị thường có hiệu quả cao. Trĩ độ 3 cần các thủ thuật không phẫu thuật như thắt dây chun, chích xơ. Trĩ độ 4 thường cần đến các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Để phòng ngừa bệnh tái phát, cần duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước và thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Nếu bạn đang gặp rắc rối với trĩ nội ở mức độ nhẹ đến vừa, COTRIPro với bộ đôi gel bôi và viên uống có thể là lựa chọn đáng cân nhắc. Sản phẩm hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng, đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả.

Nguồn đọc tham khảo:

Câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ nội

Trĩ nội có tự khỏi không?

Trĩ nội  không tự khỏi mà cần can thiệp điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị, trĩ có thể dẫn đến các biến chứng như viêm, tắc mạch hoặc chảy máu. Điều trị có thể bao gồm thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc, hoặc can thiệp phẫu thuật trong trường hợp nặng.

Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ có tự khỏi không

Bệnh trĩ nội có thể tái phát không?

Bệnh trĩ nội có thể tái phát nếu không duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và đúng cách có thể giúp giảm nguy cơ tái phát.

Bệnh trĩ nội có lây không?

Bệnh trĩ nội không phải là bệnh lây nhiễm. Nó là kết quả của việc tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, do các yếu tố như táo bón, ngồi lâu, hoặc mang thai. Do đó, bệnh này không thể lây qua tiếp xúc hay qua không khí.

Phụ nữ mang thai bị trĩ nội nên làm gì?

Phụ nữ mang thai bị trĩ nội nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tránh táo bón. Ngoài ra, việc đi lại nhẹ nhàng và tránh đứng hoặc ngồi lâu có thể giúp giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Ăn gì và kiêng gì khi bị trĩ nội?

Khi bị trĩ nội, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch. Cần kiêng thực phẩm cay nóng, rượu bia, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Khi nào cần phẫu thuật trĩ nội?

Phẫu thuật trĩ nội thường được xem xét khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, trĩ nặng gây đau đớn, chảy máu kéo dài, hoặc sa trĩ không thể tự giảm trở lại. Bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật sau khi đánh giá tình trạng.

Có thể tập thể dục khi bị trĩ nội không?

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm táo bón, rất có lợi cho người bị trĩ nội. Tuy nhiên, cần tránh các bài tập căng thẳng hoặc nâng tạ nặng, vì có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.

Nguồn tham khảo:

(*1) - "Tình hình bệnh trĩ trong cộng đồng và một số yếu tố liên quan - Tạp chí y học Việt Nam".

(*2) - " Fontem, R. F., & Eyvazzadeh, D. (2023, July 31). Internal hemorrhoid. StatPearls – NCBI Bookshelf."

Cập nhật lúc: 16/06/2025
Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh

🏠 Trụ sở chính: Số 3, ngõ 2, phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

📞 Tổng đài miễn cước: 1800.6293

📧 Email:  cotriprogel@gmail.com

🌐 Website:   https://cotripro.com/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

4 Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà an toàn, teo xẹp búi trĩ nhanh

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các biện pháp giúp giảm sưng, thu nhỏ búi trĩ và

Cách làm co búi trĩ ngoại tại nhà gồm các

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 nhanh chóng, dứt điểm

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà là những phương pháp giúp làm giảm triệu chứng và

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 tại nhà

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ nội độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp

Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 tại nhà

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà, hiệu quả, an toàn

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà là phương pháp chăm sóc và xử lý các

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà hiệu quả

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp giảm triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh

Các biện pháp chữa bệnh trĩ sau sinh nhằm giúp

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Mách bạn cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại dễ dàng

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới mỗi

Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến,

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn: Nguyên nhân và Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ biến khiến người bệnh cảm thấy ngứa râm ran, khó

Bệnh trĩ gây ngứa hậu môn là tình trạng phổ

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình trạng xảy ra khi áp lực trong các tĩnh mạch

Bệnh trĩ, còn gọi là "lòi dom" là một tình

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Tự khỏi như thế nào?

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng

Bệnh trĩ (Tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng các

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Giải đáp: Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc trưng bởi sự gia tăng áp

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở phụ

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị sưng, gây ra các triệu chứng

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn

Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng, nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 2: Triệu chứng, nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển của bệnh trĩ nội, búi trĩ bắt đầu sa ra

Bệnh trĩ nội độ 2 là giai đoạn tiến triển

Trĩ nội độ 3: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Trĩ nội độ 3: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ nội độ 3 là cấp độ nặng trong bệnh trĩ nội, đó là khi các búi trĩ đã

Bệnh trĩ nội độ 3 là cấp độ nặng trong

Trĩ ngoại: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ ngoại: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ ngoại xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch phía dưới đường lược vùng hậu môn trực tràng bị

Trĩ ngoại xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch

Trĩ hỗn hợp: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Trĩ hỗn hợp: Triệu chứng, Nguyên nhân và Cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng cùng lúc xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại, các búi trĩ

Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng cùng lúc xuất

Những thông tin, bài viết trên website Cotripro.com chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu thông tin. Không thay thế cho việc chẩn đoán, khám và điều trị y khoa. Do đó Cotripro không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...